Một chuyên gia động, thực vật học tình cờ tới một tiệm sửa xe ở Chiết Giang và ngửi thấy mùi thơm rất đặc trưng của gỗ nhai bách quý hiếm và bắt đầu tìm kiếm.Ông vốn cho rằng chủ tiệm cũng là một người thích sử dụng gỗ nhai bách nên đã sưu tầm chúng. Tuy nhiên, quan sát một hồi, vị chuyên gia không thể tìm thấy khối gỗ nhai bách nào tại những nơi trang trọng trong tiệm.Sau khi đi một vòng ông bất ngờ phát hiện khối gỗ nhai bách lại bị vứt chỏng chơ ở một góc, xung quanh toàn là vòi nước và giẻ lau. Chủ tiệm mới cho biết rằng, khi khai trương tiệm, một người bạn đã tặng khối gỗ này cho anh ta.Khi đó, chủ tiệm thấy khối gỗ này chẳng có gì đặc biệt nên lấy nó ra làm đôn ngồi, có lúc còn lấy nó làm chỗ phơi giẻ lau. Vị chuyên gia lập tức cho biết, khúc gỗ này ít cũng có giá 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ VND).Cây nhai bách (tên khoa học thuja sutchuenensis) là một giống cây mọc tự nhiên trên các vách núi đá vôi, rặng núi, sườn núi với độ cao trên 1.500m.Trải qua hàng trăm năm mưa gió với các điều kiện thời tiết khác nhau nên gỗ của nhai bách dường như hấp thụ mọi tinh hoa của đất trời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, may mắn cho con người.Cây nhai bách có thể đạt chiều cao lên đến hơn 60m. Vỏ cây có màu nâu hoặc xám nâu, cành dày đặc và tán lá rộng, dạng lá kim. Do đặc điểm đất đai, khí hậu ở mỗi nơi khác nhau nên hình thành cây nhai bách có sự khác biệt.Gỗ của cây nhai bách có màu nâu nhạt, hương thơm rất dễ chịu. Vì chỉ sống trong tự nhiên nên sản lượng của cây nhai bách rất thấp, những sản phẩm làm từ gỗ nhai bách càng hiếm có.Ở Nhật, người ta gọi cây nhai bách là tuyết tùng và đặt cho nó biệt danh là "Vitamin không khí" bởi mùi hương tinh túy của chúng.Trong y học, mùi hương của gỗ nhai bách còn có tác dụng đẩy lùi chứng mất ngủ, tăng hàm lượng oxi trong máu, giúp khả năng tuần hoàn máu tốt hơn, giúp con người thư giãn, tạo cảm giác dễ chịu, tăng cường hệ miễn dịch.Đặc biệt, phần rễ của cây nhai bách, còn được gọi là gỗ lũa, thường có hình dáng rất độc đáo bởi chúng phải bám vào đá để sinh trưởng trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, được dùng rất nhiều để tạo nên các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật tinh xảo.Vì gỗ nhai bách thuộc dạng quý hiếm nên giá thành của nó vô cùng đắt. 1 mét khối gỗ có thể lên tới vài chục triệu đồng. Do đó, các tác phẩm chế tác từ gỗ nhai bách thường có giá từ hàng tỷ hoặc thậm chí hơn nhiều.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC
Một chuyên gia động, thực vật học tình cờ tới một tiệm sửa xe ở Chiết Giang và ngửi thấy mùi thơm rất đặc trưng của gỗ nhai bách quý hiếm và bắt đầu tìm kiếm.
Ông vốn cho rằng chủ tiệm cũng là một người thích sử dụng gỗ nhai bách nên đã sưu tầm chúng. Tuy nhiên, quan sát một hồi, vị chuyên gia không thể tìm thấy khối gỗ nhai bách nào tại những nơi trang trọng trong tiệm.
Sau khi đi một vòng ông bất ngờ phát hiện khối gỗ nhai bách lại bị vứt chỏng chơ ở một góc, xung quanh toàn là vòi nước và giẻ lau. Chủ tiệm mới cho biết rằng, khi khai trương tiệm, một người bạn đã tặng khối gỗ này cho anh ta.
Khi đó, chủ tiệm thấy khối gỗ này chẳng có gì đặc biệt nên lấy nó ra làm đôn ngồi, có lúc còn lấy nó làm chỗ phơi giẻ lau. Vị chuyên gia lập tức cho biết, khúc gỗ này ít cũng có giá 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ VND).
Cây nhai bách (tên khoa học thuja sutchuenensis) là một giống cây mọc tự nhiên trên các vách núi đá vôi, rặng núi, sườn núi với độ cao trên 1.500m.
Trải qua hàng trăm năm mưa gió với các điều kiện thời tiết khác nhau nên gỗ của nhai bách dường như hấp thụ mọi tinh hoa của đất trời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, may mắn cho con người.
Cây nhai bách có thể đạt chiều cao lên đến hơn 60m. Vỏ cây có màu nâu hoặc xám nâu, cành dày đặc và tán lá rộng, dạng lá kim. Do đặc điểm đất đai, khí hậu ở mỗi nơi khác nhau nên hình thành cây nhai bách có sự khác biệt.
Gỗ của cây nhai bách có màu nâu nhạt, hương thơm rất dễ chịu. Vì chỉ sống trong tự nhiên nên sản lượng của cây nhai bách rất thấp, những sản phẩm làm từ gỗ nhai bách càng hiếm có.
Ở Nhật, người ta gọi cây nhai bách là tuyết tùng và đặt cho nó biệt danh là "Vitamin không khí" bởi mùi hương tinh túy của chúng.
Trong y học, mùi hương của gỗ nhai bách còn có tác dụng đẩy lùi chứng mất ngủ, tăng hàm lượng oxi trong máu, giúp khả năng tuần hoàn máu tốt hơn, giúp con người thư giãn, tạo cảm giác dễ chịu, tăng cường hệ miễn dịch.
Đặc biệt, phần rễ của cây nhai bách, còn được gọi là gỗ lũa, thường có hình dáng rất độc đáo bởi chúng phải bám vào đá để sinh trưởng trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, được dùng rất nhiều để tạo nên các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật tinh xảo.