Mới đây, nhóm nghiên cứu của giáo sư Lý Vĩnh Hạng, thuộc Khoa Địa chất của Đại học Tây Bắc và các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, Viện Sinh vật học và Cổ sinh vật học trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã cùng công bố kết quả nghiên cứu, cho biết, họ tìm thấy các hóa thạch rất quý hiếm của các loại động vật có vảy ở động Long Nha, Lạc Nam, Thiểm Tây.
Trong số các hóa thạch, có hóa thạch của một loài rắn nước cổ đại, rất quý hiếm cũng kỳ lạ vô cùng.
Mời quý vị xem video: Cận cảnh 6 con trăn to lớn nhất từng được tìm thấy
Hóa thạch loài rắn quý này có niên đại khoảng từ 270000 năm đến 350000 năm.
Theo giáo sư Lý Vĩnh Hạng, kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng chừng 200000 - 300000 năm trước đây, tại khu vực Lạc Nam, không chỉ xuất hiện người tối cổ, còn có nhiều loại động vật có vú cổ xưa khác như gấu trúc, các loài bò sát như rắn và thằn lằn. Các loài động vật này sống khá gần gũi nhau, tạo thành một hệ sinh thái trong hang.
Đáng chú ý nhất lần này là hóa thạch của một loài rắn nước cổ xưa. Những hình ảnh dựng lại từ hóa thạch cho thấy, loài rắn nước này có ngoại hình khá độc đáo, vừa giống rết, vừa giống rồng, gợi đến nhiều truyền thuyết thủa hồng hoang.
Được biết, đây là lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện được hóa thạch rắn cổ tại Thiểm Tây. Hy vọng với bước tiến lần này, họ sẽ tìm thêm được nhiều tư liệu quý báu khác.