Gốc thị này nằm trong khu vườn của gia đình bà Trần Thị Nhuận, tại xóm Kim Sơn, xã Sơn Phúc, nay là xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cây có chiều cao khoảng 40m, đường kính kích thước khoảng 12m. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía dưới gốc cây cổ thụ, người dân trong vùng lập bàn thờ, đặt tên là “Gốc thị sử tích”.Cây thị cổ này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết về một thời khai sinh lập quốc của vua Lê Lợi. Tương truyền, năm 1424, trong một lần bị giặc Minh truy đuổi, Lê Lợi chạy đến vùng núi huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và ẩn nấp vào trong hốc của gốc thị.Năm 1425, biết tin thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện dấy binh khởi nghĩa ở vùng núi Hương Sơn, Lê Lợi đã tìm đến chiêu quân, kết nghĩa anh em.Sau đó, cả hai người cùng giết ngựa trắng uống máu, cắt tóc ăn thề ngay dưới gốc cây thị cổ thụ này. Những câu thơ: Cắt tóc, giết ngựa trắng /Dưới gốc thị thề nguyền /Nguyện đồng tâm đồng chí /Phá giặc xây cơ đồ, vẫn còn được lưu truyền trong nhân dânTrải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, “cây thị ăn thề” vẫn sừng sững đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát.Hiện tại toàn bộ phần lõi bên trong đã bị rỗng, người có thể chui lọt qua nhưng cây thị cành lá vẫn um tùm, xanh mướt. Đặc biệt đến mùa Vu Lan, thị trĩu quả, tỏa mùi thơm ngào ngạt khắp vùng.“Hàng tháng, vào dịp ngày rằm và cuối tháng, dân đến thắp hương cầu xin điều may mắn", bà Nhuận chia sẻ.Lớp vỏ cây có nhiều khối u, đường gân sần sùi, dưới gốc có chỗ được khoét rỗng ruột, cao khoảng 5m, người có thể ẩn nấp bên trong. Hàng năm cứ vào mùa, cây luôn sai quả.Theo người dân, quả "cây thị ăn thề" luôn to tròn, vàng chín mọng và có mùi thơm ngào ngạt. Cứ vào dịp lễ Tết, ngoài thắp hương ở đền thờ, người dân còn thắp hương xung quanh gốc cây thị.Cây thị này là minh chứng lịch sử, nơi Lê Lợi từng giết ngựa trắng, cắt máu ăn thề, kết nghĩa anh em với huynh đệ.Bên trong thân cây rỗng, vỏ sần sùi.Phía bên trong thân cây rỗng, nhiều cỏ, rêu xanh mọc bám xung quanh.Gốc thị gắn với một phần đời sống tâm linh của người dân thôn Kim Sơn.Người dân coi gốc thị như một "bảo bối" bảo vệ họ, bảo vệ mảnh đất họ đang an cư lạc nghiệp.
Gốc thị này nằm trong khu vườn của gia đình bà Trần Thị Nhuận, tại xóm Kim Sơn, xã Sơn Phúc, nay là xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cây có chiều cao khoảng 40m, đường kính kích thước khoảng 12m. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía dưới gốc cây cổ thụ, người dân trong vùng lập bàn thờ, đặt tên là “Gốc thị sử tích”.
Cây thị cổ này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết về một thời khai sinh lập quốc của vua Lê Lợi. Tương truyền, năm 1424, trong một lần bị giặc Minh truy đuổi, Lê Lợi chạy đến vùng núi huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và ẩn nấp vào trong hốc của gốc thị.
Năm 1425, biết tin thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện dấy binh khởi nghĩa ở vùng núi Hương Sơn, Lê Lợi đã tìm đến chiêu quân, kết nghĩa anh em.
Sau đó, cả hai người cùng giết ngựa trắng uống máu, cắt tóc ăn thề ngay dưới gốc cây thị cổ thụ này. Những câu thơ: Cắt tóc, giết ngựa trắng /Dưới gốc thị thề nguyền /Nguyện đồng tâm đồng chí /Phá giặc xây cơ đồ, vẫn còn được lưu truyền trong nhân dân
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, “cây thị ăn thề” vẫn sừng sững đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát.
Hiện tại toàn bộ phần lõi bên trong đã bị rỗng, người có thể chui lọt qua nhưng cây thị cành lá vẫn um tùm, xanh mướt. Đặc biệt đến mùa Vu Lan, thị trĩu quả, tỏa mùi thơm ngào ngạt khắp vùng.
“Hàng tháng, vào dịp ngày rằm và cuối tháng, dân đến thắp hương cầu xin điều may mắn", bà Nhuận chia sẻ.
Lớp vỏ cây có nhiều khối u, đường gân sần sùi, dưới gốc có chỗ được khoét rỗng ruột, cao khoảng 5m, người có thể ẩn nấp bên trong. Hàng năm cứ vào mùa, cây luôn sai quả.
Theo người dân, quả "cây thị ăn thề" luôn to tròn, vàng chín mọng và có mùi thơm ngào ngạt. Cứ vào dịp lễ Tết, ngoài thắp hương ở đền thờ, người dân còn thắp hương xung quanh gốc cây thị.
Cây thị này là minh chứng lịch sử, nơi Lê Lợi từng giết ngựa trắng, cắt máu ăn thề, kết nghĩa anh em với huynh đệ.
Bên trong thân cây rỗng, vỏ sần sùi.
Phía bên trong thân cây rỗng, nhiều cỏ, rêu xanh mọc bám xung quanh.
Gốc thị gắn với một phần đời sống tâm linh của người dân thôn Kim Sơn.
Người dân coi gốc thị như một "bảo bối" bảo vệ họ, bảo vệ mảnh đất họ đang an cư lạc nghiệp.