Cây máu rồng có tên khoa học là Dracaena cinnabari là một thành viên của gia đình cây Dracaena. Kiểu sinh trưởng của cây máu rồng rất khác thường. Khi cây còn nhỏ, chúng chỉ có một thân.Sau khoảng 10 tới 15 năm, thân cây Dracaena ngừng phát triển và những bông hoa màu trắng có mùi thơm như hoa loa kèn xuất hiện. Khi hoa tàn sẽ mọc ra những quả mọng.Loại quả này nhỏ, chuyển màu từ xanh lá cây qua màu đen rồi mới đến màu đỏ - vàng khi chín. Sau đó những chồi non bật lên và cây bắt đầu phân nhánh.Mỗi nhánh sinh trưởng khoảng 10 tới 15 năm rồi lại tiếp tục sinh ra những nhánh cấp hai. Sau đó các nhánh cấp hai lại sinh thêm các nhánh cấp ba. Tán lá cây máu rồng rậm và tạo thành hình như một chiếc ô khổng lồ.Bởi quá trình sinh trưởng kỳ lạ với số lượng nhánh cây nhiều không đếm xuể, mọc dày đặc, lan khắp nơi tạo thành tán rộng mà cây máu rồng còn được ví như loài cây có bộ rễ "lộn ngược".Nhựa của cây có màu đỏ như máu, chua và hơi nồng. Vì thế người ta gọi chúng là cây máu rồng. Cây máu rồng lớn chậm, có thể cao tới 10 mét và tuổi thọ lên đến 650 năm.Hiện nhựa từ cây máu rồng có giá trị về mặt y học. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhựa của cây máu rồng có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm lành da, điều trị các vết thương thối rữa.Không chỉ dùng làm thuốc, từ thế kỷ 13 nhựa cây đã được xuất khẩu sang Italia. Họ dùng chúng để pha chế vec-ni làm bóng cho những cây đàn, làm chất kết nối, hàn gắn những mảnh vỡ của đồ gốm sứ, sản xuất đèn cầy.Người ta còn dùng vỏ cây máu rồng để bào chế mỹ phẩm hay tạo ra sơn. Tuy nhiên tình trạng khai thác quá mức đang khiến loài cây kì bí này rơi vào thảm họa tuyệt chủng.Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết ở Socotra ngày càng khắc nghiệt, khô hạn kéo dài còn mùa mưa xuất hiện ít và thất thường. Các nhà khoa học dự báo, khoảng 45% môi trường sống lý tưởng của cây máu rồng có thể mất đi vào năm 2080.Có rất nhiều truyền thuyết kỳ bí về sự ra đời của loài cây kỳ lạ bậc nhất hành tinh này. Có truyền thuyết cho rằng, cây lớn lên từ máu trên mặt đất sau một cuộc đại chiến giữa một con rồng và một con voi, khiến cho rồng bị thương và đổ máu.Truyền thuyết khác lại cho rằng, loài cây này liên quan tới con rồng Ladon thời cổ đại có một trăm cái đầu và nói rất nhiều tiếng khác nhau. Sau đó đã bị Hercules giết chết bằng mũi tên vàng. Máu của Ladon đã tạo ra cây máu rồng huyền thoại.Mời các bạn xem video: Những loài cây có hình thù kỳ lạ nhất thế giới. Nguồn: Vui khỏe mỗi ngày.
Cây máu rồng có tên khoa học là Dracaena cinnabari là một thành viên của gia đình cây Dracaena. Kiểu sinh trưởng của cây máu rồng rất khác thường. Khi cây còn nhỏ, chúng chỉ có một thân.
Sau khoảng 10 tới 15 năm, thân cây Dracaena ngừng phát triển và những bông hoa màu trắng có mùi thơm như hoa loa kèn xuất hiện. Khi hoa tàn sẽ mọc ra những quả mọng.
Loại quả này nhỏ, chuyển màu từ xanh lá cây qua màu đen rồi mới đến màu đỏ - vàng khi chín. Sau đó những chồi non bật lên và cây bắt đầu phân nhánh.
Mỗi nhánh sinh trưởng khoảng 10 tới 15 năm rồi lại tiếp tục sinh ra những nhánh cấp hai. Sau đó các nhánh cấp hai lại sinh thêm các nhánh cấp ba. Tán lá cây máu rồng rậm và tạo thành hình như một chiếc ô khổng lồ.
Bởi quá trình sinh trưởng kỳ lạ với số lượng nhánh cây nhiều không đếm xuể, mọc dày đặc, lan khắp nơi tạo thành tán rộng mà cây máu rồng còn được ví như loài cây có bộ rễ "lộn ngược".
Nhựa của cây có màu đỏ như máu, chua và hơi nồng. Vì thế người ta gọi chúng là cây máu rồng. Cây máu rồng lớn chậm, có thể cao tới 10 mét và tuổi thọ lên đến 650 năm.
Hiện nhựa từ cây máu rồng có giá trị về mặt y học. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhựa của cây máu rồng có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm lành da, điều trị các vết thương thối rữa.
Không chỉ dùng làm thuốc, từ thế kỷ 13 nhựa cây đã được xuất khẩu sang Italia. Họ dùng chúng để pha chế vec-ni làm bóng cho những cây đàn, làm chất kết nối, hàn gắn những mảnh vỡ của đồ gốm sứ, sản xuất đèn cầy.
Người ta còn dùng vỏ cây máu rồng để bào chế mỹ phẩm hay tạo ra sơn. Tuy nhiên tình trạng khai thác quá mức đang khiến loài cây kì bí này rơi vào thảm họa tuyệt chủng.
Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết ở Socotra ngày càng khắc nghiệt, khô hạn kéo dài còn mùa mưa xuất hiện ít và thất thường. Các nhà khoa học dự báo, khoảng 45% môi trường sống lý tưởng của cây máu rồng có thể mất đi vào năm 2080.
Có rất nhiều truyền thuyết kỳ bí về sự ra đời của loài cây kỳ lạ bậc nhất hành tinh này. Có truyền thuyết cho rằng, cây lớn lên từ máu trên mặt đất sau một cuộc đại chiến giữa một con rồng và một con voi, khiến cho rồng bị thương và đổ máu.
Truyền thuyết khác lại cho rằng, loài cây này liên quan tới con rồng Ladon thời cổ đại có một trăm cái đầu và nói rất nhiều tiếng khác nhau. Sau đó đã bị Hercules giết chết bằng mũi tên vàng. Máu của Ladon đã tạo ra cây máu rồng huyền thoại.