Thành phố Tây An ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là kinh đô của 13 vương triều trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, trong những năm qua, giới khảo cổ đã có nhiều phát hiện quan trọng tại đây. Trong số này, đáng chú ý là việc tìm thấy ngôi mộ cổ có kho báu khổng lồ.Cụ thể, vào những năm 1960, một đội xây dựng đang thi công khu công nghiệp mới tại Tây An thì vô tình đào được một phiến đá xanh. Nghi ngờ đây có thể là mộ cổ đại nên họ nhanh chóng thông báo giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ.Khi tới hiện trường, đoàn khảo cổ nâng phiến đá xanh lên và nhìn thấy phía dưới là một ngôi mộ cổ. Tuy nhiên, khi kiểm tra xung quanh, họ phát hiện có 9 hố đào trộm xung quanh lăng mộ. Từ đây, nhóm chuyên gia cho rằng, mộ cổ đã ít nhất 9 lần bị mộ tặc đào xới.Do đó, các thành viên đoàn khảo cổ cho rằng, đồ tùy táng trong lăng mộ đã bị mộ tặc lấy đi hết. Khi vào bên trong mộ, họ chỉ nhìn thấy một cỗ quan tài mà không thấy hiện vật nào. Có lẽ, cỗ quan tài nặng 3 tấn khó mang đi nên những kẻ trộm mộ đã bỏ lại.Khi mở nắp quan tài, các chuyên gia thấy bên trong có một bộ hài cốt nam giới được cho là một vị quan tam phẩm từ thời Đường.Khi di chuyển cỗ quan tài để mang về cơ sở nghiên cứu, họ phát hiện phía dưới là một kho báu quý giá gồm hơn 80 bức tượng gốm đời Đường (còn gọi là tượng Đường Tam Thể vì có 3 màu sắc chủ đạo là vàng, xanh lục và trắng).Lúc này, các chuyên gia vô cùng vui mừng và thán phục người xưa khi chôn giấu những pho tượng này phía dưới quan tài nặng 3 tấn khiến kẻ trộm không tìm thấy.Một bức tượng Đường Tam Thể phải trải qua phương pháp nung 2 lần rất phức tạp. Chúng khá giòn, dễ vỡ và khả năng chống thấm kém nên chủ yếu được dùng làm đồ tùy tàng hoặc đồ trang trí.Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Thành phố Tây An ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là kinh đô của 13 vương triều trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, trong những năm qua, giới khảo cổ đã có nhiều phát hiện quan trọng tại đây. Trong số này, đáng chú ý là việc tìm thấy ngôi mộ cổ có kho báu khổng lồ.
Cụ thể, vào những năm 1960, một đội xây dựng đang thi công khu công nghiệp mới tại Tây An thì vô tình đào được một phiến đá xanh. Nghi ngờ đây có thể là mộ cổ đại nên họ nhanh chóng thông báo giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ.
Khi tới hiện trường, đoàn khảo cổ nâng phiến đá xanh lên và nhìn thấy phía dưới là một ngôi mộ cổ. Tuy nhiên, khi kiểm tra xung quanh, họ phát hiện có 9 hố đào trộm xung quanh lăng mộ. Từ đây, nhóm chuyên gia cho rằng, mộ cổ đã ít nhất 9 lần bị mộ tặc đào xới.
Do đó, các thành viên đoàn khảo cổ cho rằng, đồ tùy táng trong lăng mộ đã bị mộ tặc lấy đi hết. Khi vào bên trong mộ, họ chỉ nhìn thấy một cỗ quan tài mà không thấy hiện vật nào. Có lẽ, cỗ quan tài nặng 3 tấn khó mang đi nên những kẻ trộm mộ đã bỏ lại.
Khi mở nắp quan tài, các chuyên gia thấy bên trong có một bộ hài cốt nam giới được cho là một vị quan tam phẩm từ thời Đường.
Khi di chuyển cỗ quan tài để mang về cơ sở nghiên cứu, họ phát hiện phía dưới là một kho báu quý giá gồm hơn 80 bức tượng gốm đời Đường (còn gọi là tượng Đường Tam Thể vì có 3 màu sắc chủ đạo là vàng, xanh lục và trắng).
Lúc này, các chuyên gia vô cùng vui mừng và thán phục người xưa khi chôn giấu những pho tượng này phía dưới quan tài nặng 3 tấn khiến kẻ trộm không tìm thấy.
Một bức tượng Đường Tam Thể phải trải qua phương pháp nung 2 lần rất phức tạp. Chúng khá giòn, dễ vỡ và khả năng chống thấm kém nên chủ yếu được dùng làm đồ tùy tàng hoặc đồ trang trí.
Mời độc giả xem video: Hé lộ lý do khoan hơn 40.000 lỗ trên lăng mộ Tần Thủy Hoàng.