Daisenryo Kofun là lăng mộ hình lỗ khóa nổi tiếng Nhật Bản cũng như thế giới. Mộ cổ "khủng" này nằm giữa nhiều gò mộ khác, gọi chung là phức hợp Mozu-Furuichi. Khu vực này được đề cử là Di sản Thế giới, bao gồm 50 gò mộ cổ (kofun) chia thành hai cụm chính.Phần lớn gò mộ cổ trong phức hợp Mozu-Furuichi có niên đại từ từ thế 2 - 6. Theo UNESCO, đây là thời kỳ xã hội Nhật Bản chuyển sang chế độ tập quyền dưới ảnh hưởng của Trung Quốc.Lăng mộ Daisenryo Kofun được xây vào khoảng thế kỷ 4 - 5. Nằm ở thành phố Sakai, Nhật Bản, lăng mộ này gây chú ý khi có hình dáng giống hình lỗ khóa khi nhìn từ trên cao.Daisenryo Kofun được xem là nơi thiêng liêng nên không ai được phép đến gần phần chính của lăng mộ. Điều này khiến công chúng tò mò bên trong lăng mộ chứa thi hài của ai.Theo các chuyên gia, Daisenryo Kofun là một trong ba lăng mộ lớn nhất thế giới. Hai công trình còn lại là: lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây, Trung Quốc và Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập.Lăng mộ Daisenryo Kofun nằm trên khu vực có chiều rộng hơn 305m và chiều dài 457m. Nơi đây được bảo vệ bởi 3 hào nước và 2 vành đai cây xanh.Vào năm 1972, một cơn bão mạnh phá hủy lăng mộ Daisenryo Kofun làm lộ diện kho báu cổ vật giá trị như: mũ bảo vệ, tô thủy tinh, tượng đất sét...Do tính chất thiêng liêng của khu vực nên chính quyền Nhật Bản không cho phép giới chuyên gia nghiên cứu khảo cổ sâu hơn. Ngày nay, không ai được phép đi quá cây cầu ở hào nước thứ hai.Theo thông tin từ Ban quản lý du lịch Osaka, lăng mộ Daisenryo được xây dựng trong 20 năm. Khoảng 2.000 người tham gia xây dựng lăng mộ bề thế này.Thiên hoàng Nintoku - hoàng thế kỷ thứ 16 của Nhật Bản và trị vì đất nước vào thế kỷ 3 được cho là chủ nhân lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay giới nghiên cứu chưa thể kiểm chứng thông tin Thiên hoàng Nintoku có thực sự được chôn cất trong lăng mộ này hay không.Mời độc giả xem video: Nhật Bản: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ quản lý chi tiêu. Nguồn: VTV24.
Daisenryo Kofun là lăng mộ hình lỗ khóa nổi tiếng Nhật Bản cũng như thế giới. Mộ cổ "khủng" này nằm giữa nhiều gò mộ khác, gọi chung là phức hợp Mozu-Furuichi. Khu vực này được đề cử là Di sản Thế giới, bao gồm 50 gò mộ cổ (kofun) chia thành hai cụm chính.
Phần lớn gò mộ cổ trong phức hợp Mozu-Furuichi có niên đại từ từ thế 2 - 6. Theo UNESCO, đây là thời kỳ xã hội Nhật Bản chuyển sang chế độ tập quyền dưới ảnh hưởng của Trung Quốc.
Lăng mộ Daisenryo Kofun được xây vào khoảng thế kỷ 4 - 5. Nằm ở thành phố Sakai, Nhật Bản, lăng mộ này gây chú ý khi có hình dáng giống hình lỗ khóa khi nhìn từ trên cao.
Daisenryo Kofun được xem là nơi thiêng liêng nên không ai được phép đến gần phần chính của lăng mộ. Điều này khiến công chúng tò mò bên trong lăng mộ chứa thi hài của ai.
Theo các chuyên gia, Daisenryo Kofun là một trong ba lăng mộ lớn nhất thế giới. Hai công trình còn lại là: lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây, Trung Quốc và Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Lăng mộ Daisenryo Kofun nằm trên khu vực có chiều rộng hơn 305m và chiều dài 457m. Nơi đây được bảo vệ bởi 3 hào nước và 2 vành đai cây xanh.
Vào năm 1972, một cơn bão mạnh phá hủy lăng mộ Daisenryo Kofun làm lộ diện kho báu cổ vật giá trị như: mũ bảo vệ, tô thủy tinh, tượng đất sét...
Do tính chất thiêng liêng của khu vực nên chính quyền Nhật Bản không cho phép giới chuyên gia nghiên cứu khảo cổ sâu hơn. Ngày nay, không ai được phép đi quá cây cầu ở hào nước thứ hai.
Theo thông tin từ Ban quản lý du lịch Osaka, lăng mộ Daisenryo được xây dựng trong 20 năm. Khoảng 2.000 người tham gia xây dựng lăng mộ bề thế này.
Thiên hoàng Nintoku - hoàng thế kỷ thứ 16 của Nhật Bản và trị vì đất nước vào thế kỷ 3 được cho là chủ nhân lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay giới nghiên cứu chưa thể kiểm chứng thông tin Thiên hoàng Nintoku có thực sự được chôn cất trong lăng mộ này hay không.
Mời độc giả xem video: Nhật Bản: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ quản lý chi tiêu. Nguồn: VTV24.