Kỳ dị phương thức săn mồi của loài khủng long 'cụt tay'

Google News

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, những con khủng long cụt tay này thường lao thẳng về con mồi, dùng phần đầu húc mạnh làm đối thủ choáng váng.

Nhóm các nhà cổ sinh vật học ở Argentina mới đây phát hiện hộp sọ của một loài khủng long "không có tay", sống cách đây khoảng 70 triệu năm. Loài khủng long đặc biệt này được đặt tên là Guemesia ochoai, thuộc họ abelisaurids. 

Dù được mệnh danh là loài "không tay", Guemesia ochoai thực chất vẫn có 2 chi trước nhưng chúng đặc biệt ngắn.

Ky di phuong thuc san moi cua loai khung long 'cut tay'

Hình ảnh mô phỏng về một con abelisaurids. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Bất chấp khiếm khuyết này, Guemesia ochoai - giống như các loài abelisaurids khác là tay săn mồi cực kỳ lợi hại. Chúng sẵn sàng làm thịt các loại khủng khác.  

Vũ khí khi đi săn của chúng là bộ hàm chắc khỏe và phần đầu cứng cáp. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, đòn tấn công của Guemesia ochoai có thể là lao thẳng về con mồi, dùng phần đầu húc mạnh làm đối thủ choáng váng. 

Hóa thạch của abelisaurids từng được tìm thấy ở châu Phi, Ấn Độ và Nam Mỹ, nhưng các nhà cổ sinh vật học đặc biệt quan tâm đến các mẫu vật được tìm thấy ở miền bắc Argentina vì chúng chưa từng được phát hiện ở khu vực này.

Khác với hầu hết các loài abelisaurids khác, Guemesia ochoai có bộ não khoảng nhỏ hơn 70%. Hóa thạch của Guemesia ochoai không có sừng nhưng có các lỗ nhỏ ở phía trước hộp sọ.

Nhóm nghiên cứu cho biết các lỗ này, được gọi là foramina giúp hạ thân nhiệt cho khủng long. 

"Hộp sọ cho thấy những con khủng long sống ở khu vực này hoàn toàn khác với những con ở các vùng khác của Argentina", nhà nghiên cứu Anjali Goswami tới từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London cho hay. 

Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy thêm các hóa thạch của Guemesia ochoai hoặc họ hàng của chúng để ghép nối vào bức tranh Argentina cách đây 65-75 năm. 

Theo VTC

>> xem thêm

Bình luận(0)