Năm 1889, có một bệnh hô hấp bí ẩn xuất hiện ở Nga và lan khắp toàn cầu, dấy lên 3 đợt lây nhiễm trong suốt vài năm.Hiện nay, một số nhà khoa học nghi ngờ dịch bệnh có biệt danh "cúm Nga" này có thể do một chủng virus corona tương tự nCoV gây ra.Có một số điểm giống nhau giữa hai đại dịch. Ví dụ, trong dịch cúm Nga, các trường học và nơi làm việc đóng cửa do số lượng người nhiễm bệnh quá lớn.Người nhiễm bệnh thường bị mất vị giác và khứu giác, một số người trải qua di chứng trong nhiều tháng liền.Dịch cúm Nga gây tử vong ở người già nhiều hơn là trẻ em, khác với virus cúm thường gây nguy hiểm cho cả hai nhóm tuổi, theo ghi chép trong lịch sử, bao gồm số liệu của chính phủ, báo chí và tạp chí khoa học.Những đặc điểm của cúm Nga rất giống COVID-19, tuy nhiên giả thuyết dịch bệnh này do một loại virus corona gây ra vẫn mang tính suy đoán, theo Peter Palese, giáo sư y khoa ở Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, cho biết.Tiến sĩ Jeffery Taubenberger, giám đốc bệnh virus và tiến hóa ở Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ cùng John Oxford, giáo sư danh dự ngành virus học ở Queen Mary, Đại học London, đang tìm kiếm bằng chứng về mối liên hệ giữa hai đại dịch.Họ xem xét mẫu mô phổi được bảo quản trước dịch cúm năm 1918, tìm kiếm dấu vết của virus cúm và virus corona. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể phát hiện virus gây bệnh cúm Nga trong số mẫu vật mô này.Tiến sĩ Scott Podolsky, giáo sư y khoa ở Trường Y Harvard và Dominic W. Hall, quản lý Bảo tàng giải phẫu Warren ở Đại học Harvard, cũng tìm kiếm mẫu mô phổi được bảo quản trong cùng khoảng thời gian.Nếu vật liệu di truyền từ virus gây dịch cúm Nga xuất hiện trong mô phổi, nó có thể hé lộ đại dịch kết thúc như thế nào.Nếu dịch cúm vào cuối thế kỷ 19 do một loại virus corona gây ra, một số nhà khoa học cho rằng nó có thể vẫn tuần hoàn dưới dạng một trong 4 virus corona gây cảm lạnh thường thay vì bệnh dịch nghiêm trọng.
Năm 1889, có một bệnh hô hấp bí ẩn xuất hiện ở Nga và lan khắp toàn cầu, dấy lên 3 đợt lây nhiễm trong suốt vài năm.
Hiện nay, một số nhà khoa học nghi ngờ dịch bệnh có biệt danh "cúm Nga" này có thể do một chủng virus corona tương tự nCoV gây ra.
Có một số điểm giống nhau giữa hai đại dịch. Ví dụ, trong dịch cúm Nga, các trường học và nơi làm việc đóng cửa do số lượng người nhiễm bệnh quá lớn.
Người nhiễm bệnh thường bị mất vị giác và khứu giác, một số người trải qua di chứng trong nhiều tháng liền.
Dịch cúm Nga gây tử vong ở người già nhiều hơn là trẻ em, khác với virus cúm thường gây nguy hiểm cho cả hai nhóm tuổi, theo ghi chép trong lịch sử, bao gồm số liệu của chính phủ, báo chí và tạp chí khoa học.
Những đặc điểm của cúm Nga rất giống COVID-19, tuy nhiên giả thuyết dịch bệnh này do một loại virus corona gây ra vẫn mang tính suy đoán, theo Peter Palese, giáo sư y khoa ở Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, cho biết.
Tiến sĩ Jeffery Taubenberger, giám đốc bệnh virus và tiến hóa ở Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ cùng John Oxford, giáo sư danh dự ngành virus học ở Queen Mary, Đại học London, đang tìm kiếm bằng chứng về mối liên hệ giữa hai đại dịch.
Họ xem xét mẫu mô phổi được bảo quản trước dịch cúm năm 1918, tìm kiếm dấu vết của virus cúm và virus corona. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể phát hiện virus gây bệnh cúm Nga trong số mẫu vật mô này.
Tiến sĩ Scott Podolsky, giáo sư y khoa ở Trường Y Harvard và Dominic W. Hall, quản lý Bảo tàng giải phẫu Warren ở Đại học Harvard, cũng tìm kiếm mẫu mô phổi được bảo quản trong cùng khoảng thời gian.
Nếu vật liệu di truyền từ virus gây dịch cúm Nga xuất hiện trong mô phổi, nó có thể hé lộ đại dịch kết thúc như thế nào.
Nếu dịch cúm vào cuối thế kỷ 19 do một loại virus corona gây ra, một số nhà khoa học cho rằng nó có thể vẫn tuần hoàn dưới dạng một trong 4 virus corona gây cảm lạnh thường thay vì bệnh dịch nghiêm trọng.