Kinh ngạc siêu sóng thần “đỏ như máu” tàn phá sao Hỏa

Google News

Trái đất không phải hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có sóng thần và đại dương. Sao Hỏa từng tràn ngập những siêu sóng thần đỏ cao hơn 300 m.

Nhà thiên văn học Francois Costard từ Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp vừa tìm ra các bằng chứng mới cho thấy ở "hành tinh đỏ" – người hàng xóm của trái đất mang tên Sao Hỏa - từng sở hữu những siêu sóng thần quét qua đại dương "địa ngục" sau khi bị một tiểu hành tinh tấn công.
Đây là thành quả của phần nghiên cứu tiếp nối sau khi nhóm của ông Costard tìm ra bằng chứng về siêu sóng thần đỏ năm 2016.
Kinh ngac sieu song than “do nhu mau” tan pha sao Hoa
Cảnh quan Sao Hỏa trong bức ảnh chụp trực tiếp từ robot thăm dò của NASA - ảnh: NASA 
Đúng với cái tên hành tinh đỏ, sóng thần trên Sao Hỏa có màu "đỏ như máu" và cao tới 1.000 feet (304 m). Thời điểm tiểu hành tinh va chạm và gây ra các con sóng khủng khiếp này khoảng 3 tỉ năm về trước.
Các nhà khoa học đã lần theo các manh mối đến 10 miệng hố khổng lồ ở khu vực bán cầu Bắc của Sao Hỏa. Cuối cùng, Lomonosov, một miệng hố nổi tiếng với bề rộng lên đến 150 km có thể chính là nơi thảm họa bắt đầu. Tuổi đời của hố này cùng tuổi với các "dấu vân tay" địa lý mà các siêu sóng thần cổ đại để lại.
Các bằng chứng cho thấy vào thời ấy, Sao Hỏa cũng có đại dương khổng lồ tương tự như trái đất, nhưng không phải một "hành tinh xanh" như một số nghiên cứu trước đây suy nghĩ, mà nhuốm màu đỏ bởi các loại bụi đặc trưng trên bề mặt hành tinh này. Tiểu hành tinh bí ẩn lao xuống biển, để lại hố Lomonosov, kích hoạt siêu sóng thần đỏ mạnh đến nỗi gần như nhấn chìm toàn bộ hành tinh.
Các bằng chứng được củng cố thêm bởi hình dáng hố Lomonosov còn hiện rõ các cạnh bị xói mòn, cho thấy không những nó là vết sẹo và chạm, mà còn bị nước tràn vào và tràn ra với một tốc độ và sức mạnh kinh khủng.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng các siêu sóng thần đỏ đã xuất hiện từ trước khi tiểu hành tinh bí ẩn kia lao xuống Sao Hỏa, theo phát biểu của ông Alexis Rodriguez từ Viện Khoa học Hành tinh, đồng tác giả của nghiên cứu nói trên.
Sau những năm tháng đại hồng thủy, Sao Hỏa dần bị mất đi bầu khí quyển trở nên lạnh lẽo rồi hóa thành một quả cầu đỏ đóng băng, trước khi nhiều thay đổi trong hàng tỉ năm cho nó diện mạo như ngày nay.
Bằng chứng mới về nước trên Sao Hỏa
NASA vừa công bố những hình ảnh mà Mars Curiosity Rover, chiến binh thám hiểm Sao Hỏa chạy bằng năng lượng mặt trời từng "chết đi sống lại" của họ đã chụp được bên trong miệng hố Gale. Đây là khu vực có địa chất đặc biệt, chủ yếu bao phủ bởi đất sét.
 Tại đây, robot của NASA đã tìm thấy các dấu hiệu rõ ràng của hồ và suối cổ đại. Mars Curiosity Rover còn ghi nhận được nhiều thông tin thú vị qua các loại đá Sao Hỏa: chúng biến đổi nhiều theo lịch sử hành tinh cho thấy sự hiện diện của nước ở đây rất phức tạp.
Theo A. Thư /Người lao động

>> xem thêm

Bình luận(0)