Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Hawaii (Mỹ) đã lật lại kho dữ liệu của NASA và xác định được một dấu vết kỳ lạ và còn khá mới trên mặt trăng Titan của Sao Thổ.Điều này cho thấy hành tinh này rất có thể đang khởi động hoạt động kiến tạo. Hoạt động kiến tạo - kiến tạo mảng ở Trái Đất chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp hành tinh của chúng ta có sự sống.Kiến tạo mảng và các hoạt động địa chất làm đất đai di chuyển, các lục địa và đại dương cũng thay đổi, đồng thời kích thích các phản ứng sinh ra sự sống, bảo tồn sự sống đó bằng cách giúp duy trì môi trường sống phù hợp lâu dài.Dấu vết lạ được cho là tương tự Đứt gãy San Andreas ở California (Mỹ). Với mặt trăng Sao Thổ Titan, kiến tạo mảng trong thời điểm này có thể làm nứt lớp vỏ băng giá lâu năm.Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra các điều kiện thích hợp để sự sống được sinh ra bên dưới đại dương ngầm, hoặc giúp sự sống đó phát triển đến một bậc mới nếu như đã sẵn có sự sống.Nhiều nghiên cứu trước đây của NASA đã phát hiện ra các đại dương ngầm bên dưới vỏ băng của Titan có hệ thống thủy nhiệt giống đại dương Trái Đất và có sự sống.Trong nghiên cứu mới, các đứt gãy được tìm thấy gần xích đạo của mặt trăng Titan và có những dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy chúng vẫn đang hoạt động.Điều này củng cố thêm cho phát hiện của NASA vào năm 2014 rằng mặt trăng Sao Thổ này có một "hòn đảo'' chuyển động, kích thước bằng 58.000 sân bóng đá.Titan vốn trẻ hơn Trái Đất rất nhiều nên đây sẽ là thời điểm phù hợp nếu nó bắt đầu biến đổi để sinh ra sự sống. Sứ mệnh Dragonfly của NASA sẽ khởi động trong vài năm tới dự định đến Titan tìm kiếm các "sinh vật ngoài hành tinh" giả định này."Không chỉ xảy ra hiện tượng trượt (các mảng kiến tạo trượt lên nhau) mà còn có mọt cơ chế biến dạng tích cực trên và trong lớp dưới bề mặt của Titan, có thể đóng vai trò như một con đường giúp chất lỏng trồi lên bề mặt'', tiến sĩ Lilane Burkhard, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời (đứng sau mặt trăng Ganymede của Sao Mộc). Nó là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt Trời có mây và bầu khí quyển dày đặc giống như các hành tinh.Các nhà khoa học cho rằng điều kiện trên Titan giống như thời kì đầu của Trái Đất (sự khác biệt chính là do Trái Đất gần Mặt Trời hơn, nên luôn luôn ấm hơn). Theo NASA, "xét theo nhiều khía cạnh, Titan - mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ là một trong những thế giới giống với Trái Đất nhất mà chúng ta tìm thấy tính đến thời điểm hiện tại".Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Hawaii (Mỹ) đã lật lại kho dữ liệu của NASA và xác định được một dấu vết kỳ lạ và còn khá mới trên mặt trăng Titan của Sao Thổ.
Điều này cho thấy hành tinh này rất có thể đang khởi động hoạt động kiến tạo. Hoạt động kiến tạo - kiến tạo mảng ở Trái Đất chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp hành tinh của chúng ta có sự sống.
Kiến tạo mảng và các hoạt động địa chất làm đất đai di chuyển, các lục địa và đại dương cũng thay đổi, đồng thời kích thích các phản ứng sinh ra sự sống, bảo tồn sự sống đó bằng cách giúp duy trì môi trường sống phù hợp lâu dài.
Dấu vết lạ được cho là tương tự Đứt gãy San Andreas ở California (Mỹ). Với mặt trăng Sao Thổ Titan, kiến tạo mảng trong thời điểm này có thể làm nứt lớp vỏ băng giá lâu năm.
Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra các điều kiện thích hợp để sự sống được sinh ra bên dưới đại dương ngầm, hoặc giúp sự sống đó phát triển đến một bậc mới nếu như đã sẵn có sự sống.
Nhiều nghiên cứu trước đây của NASA đã phát hiện ra các đại dương ngầm bên dưới vỏ băng của Titan có hệ thống thủy nhiệt giống đại dương Trái Đất và có sự sống.
Trong nghiên cứu mới, các đứt gãy được tìm thấy gần xích đạo của mặt trăng Titan và có những dấu hiệu khá rõ ràng cho thấy chúng vẫn đang hoạt động.
Điều này củng cố thêm cho phát hiện của NASA vào năm 2014 rằng mặt trăng Sao Thổ này có một "hòn đảo'' chuyển động, kích thước bằng 58.000 sân bóng đá.
Titan vốn trẻ hơn Trái Đất rất nhiều nên đây sẽ là thời điểm phù hợp nếu nó bắt đầu biến đổi để sinh ra sự sống. Sứ mệnh Dragonfly của NASA sẽ khởi động trong vài năm tới dự định đến Titan tìm kiếm các "sinh vật ngoài hành tinh" giả định này.
"Không chỉ xảy ra hiện tượng trượt (các mảng kiến tạo trượt lên nhau) mà còn có mọt cơ chế biến dạng tích cực trên và trong lớp dưới bề mặt của Titan, có thể đóng vai trò như một con đường giúp chất lỏng trồi lên bề mặt'', tiến sĩ Lilane Burkhard, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời (đứng sau mặt trăng Ganymede của Sao Mộc). Nó là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt Trời có mây và bầu khí quyển dày đặc giống như các hành tinh.
Các nhà khoa học cho rằng điều kiện trên Titan giống như thời kì đầu của Trái Đất (sự khác biệt chính là do Trái Đất gần Mặt Trời hơn, nên luôn luôn ấm hơn). Theo NASA, "xét theo nhiều khía cạnh, Titan - mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ là một trong những thế giới giống với Trái Đất nhất mà chúng ta tìm thấy tính đến thời điểm hiện tại".