Hàng chục năm qua, ông Hoàng Thành (sinh năm 1961, trú tại số 599 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột) luôn cất công tìm kiếm, sưu tập những vỏ ốc, thớ gỗ hóa thạch từ hàng trăm triệu năm trước. (Ảnh: Vietnamnet)Đến nay, Vườn hóa thạch cổ "độc nhất vô nhị" của ông đã lên tới hơn 20.000 mẫu vật và được xem là bảo tàng tư nhân về cổ sinh vật lớn nhất nước, có giá trị về mặt nghiên cứu, khảo cổ. (Ảnh: Vietnamnet)Được sự hỗ trợ của các chuyên gia, ông Thành dày công nghiên cứu, sắp xếp các cổ hóa thạch mà ông đã sưu tập được, phân thành 5 nhóm gồm: Nhóm mẫu hóa thạch thuộc lớp Cúc đá (Ammonoidea, vỏ sò hóa thạch) chỉ có duy nhất ở Tây Nguyên; Hóa thạch thuộc lớp Hai mảnh vỏ (Chân rìu); Hóa thạch Chân bụng (Gastropoda); Hóa thạch ngành Thực vật hạt trần (Gymnospermae); Hóa thạch thực vật thân gỗ bị silic hóa (lần đầu tiên phát hiện ở khu vực Tây Nguyên). (Ảnh: Tiền phong)Qua đó, ông Thành phác họa 5 kỳ đại tuyệt chủng đã từng xảy ra trên Trái đất một cách sinh động. (Ảnh: Tiền phong)Phần lớn các mẫu hóa thạch cổ được sưu tầm ở vùng Krông Nô (Đắk Nông) - nơi có hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. (Ảnh: Tiền phong)Trong bộ sưu tập của ông Thành, gây chú ý nhất là một hòn đá dài hơn 2,5m, đường kính 60cm, nặng khoảng 800kg, phát ra âm thanh ngân vang nên được ông gọi là chuông đá. (Ảnh: Tiền phong)Chuông đá được ông Thành tìm thấy tại huyện Lắk cách đây 12 năm, trên thân đá thấy có những hạt vàng nhỏ bám dính vào. Vàng ở chiếc chuông đá này thuộc loại vàng sa khoáng chứ không phải vàng gốc. Khi trời nắng, những vảy vàng phản sắc óng ánh trông rất đẹp mắt. (Ảnh: Vietnamnet)Âm thanh xung quanh hòn đá mỗi nơi một khác, chỗ trong trẻo, chỗ trầm đục, chỗ réo rắt mê hoặc lòng người. Điều đặc biệt là trời càng nắng, càng trong thì tiếng chuông càng ngân vang.Ngược lại, trời mưa dầm hoặc lạnh giá thì hòn đá không thể phát ra tiếng. Việc hòn đá phát ra âm thanh khiến nhiều người cho rằng nó là cổ vật xưa.Chuông đá chỉ là một hòn đá tự nhiên được cấu tạo từ thạch anh, mica, sa khoáng, granít, có cấu trúc dưới dạng các sợi khoáng vật và kết cấu dạng tổ ong. Chỉ khác là đá mềm, xốp chứ không rắn chắc như các loại đá khác.Hiện tại, ngoài chuông đá, ông Thành còn lưu giữ những mẫu vật hóa thạch cổ khác bao gồm các hóa thạch có nguồn gốc thực vật và động vật. (Ảnh: Vietnamnet)Ngoài ra, anh Thành còn có hàng chục cổ vật thuộc bộ đá như đàn, đá bazan trụ, thạch anh hồng và trắng… Cùng với đó, là bộ văn hóa Tây Nguyên: nhà sàn của người Êđê, ghế Kpan, chiêng ché, dường, vòng đeo tay, cổ của phụ nữ… (Ảnh: Tiền phong)>>>Xem thêm video: Phát hiện hóa thạch “quái điểu” 152 triệu tuổi còn nguyên vẹn.
Hàng chục năm qua, ông Hoàng Thành (sinh năm 1961, trú tại số 599 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột) luôn cất công tìm kiếm, sưu tập những vỏ ốc, thớ gỗ hóa thạch từ hàng trăm triệu năm trước. (Ảnh: Vietnamnet)
Đến nay, Vườn hóa thạch cổ "độc nhất vô nhị" của ông đã lên tới hơn 20.000 mẫu vật và được xem là bảo tàng tư nhân về cổ sinh vật lớn nhất nước, có giá trị về mặt nghiên cứu, khảo cổ. (Ảnh: Vietnamnet)
Được sự hỗ trợ của các chuyên gia, ông Thành dày công nghiên cứu, sắp xếp các cổ hóa thạch mà ông đã sưu tập được, phân thành 5 nhóm gồm: Nhóm mẫu hóa thạch thuộc lớp Cúc đá (Ammonoidea, vỏ sò hóa thạch) chỉ có duy nhất ở Tây Nguyên; Hóa thạch thuộc lớp Hai mảnh vỏ (Chân rìu); Hóa thạch Chân bụng (Gastropoda); Hóa thạch ngành Thực vật hạt trần (Gymnospermae); Hóa thạch thực vật thân gỗ bị silic hóa (lần đầu tiên phát hiện ở khu vực Tây Nguyên). (Ảnh: Tiền phong)
Qua đó, ông Thành phác họa 5 kỳ đại tuyệt chủng đã từng xảy ra trên Trái đất một cách sinh động. (Ảnh: Tiền phong)
Phần lớn các mẫu hóa thạch cổ được sưu tầm ở vùng Krông Nô (Đắk Nông) - nơi có hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á. (Ảnh: Tiền phong)
Trong bộ sưu tập của ông Thành, gây chú ý nhất là một hòn đá dài hơn 2,5m, đường kính 60cm, nặng khoảng 800kg, phát ra âm thanh ngân vang nên được ông gọi là chuông đá. (Ảnh: Tiền phong)
Chuông đá được ông Thành tìm thấy tại huyện Lắk cách đây 12 năm, trên thân đá thấy có những hạt vàng nhỏ bám dính vào. Vàng ở chiếc chuông đá này thuộc loại vàng sa khoáng chứ không phải vàng gốc. Khi trời nắng, những vảy vàng phản sắc óng ánh trông rất đẹp mắt. (Ảnh: Vietnamnet)
Âm thanh xung quanh hòn đá mỗi nơi một khác, chỗ trong trẻo, chỗ trầm đục, chỗ réo rắt mê hoặc lòng người. Điều đặc biệt là trời càng nắng, càng trong thì tiếng chuông càng ngân vang.
Ngược lại, trời mưa dầm hoặc lạnh giá thì hòn đá không thể phát ra tiếng. Việc hòn đá phát ra âm thanh khiến nhiều người cho rằng nó là cổ vật xưa.
Chuông đá chỉ là một hòn đá tự nhiên được cấu tạo từ thạch anh, mica, sa khoáng, granít, có cấu trúc dưới dạng các sợi khoáng vật và kết cấu dạng tổ ong. Chỉ khác là đá mềm, xốp chứ không rắn chắc như các loại đá khác.
Hiện tại, ngoài chuông đá, ông Thành còn lưu giữ những mẫu vật hóa thạch cổ khác bao gồm các hóa thạch có nguồn gốc thực vật và động vật. (Ảnh: Vietnamnet)
Ngoài ra, anh Thành còn có hàng chục cổ vật thuộc bộ đá như đàn, đá bazan trụ, thạch anh hồng và trắng… Cùng với đó, là bộ văn hóa Tây Nguyên: nhà sàn của người Êđê, ghế Kpan, chiêng ché, dường, vòng đeo tay, cổ của phụ nữ… (Ảnh: Tiền phong)
>>>Xem thêm video: Phát hiện hóa thạch “quái điểu” 152 triệu tuổi còn nguyên vẹn.