Khám phá quần đảo bí ẩn, có cây máu rồng cực dị

Google News

(Kiến Thức) - Quần đảo bí ẩn Socotra có diện tích 3650km2, bao gồm bốn hòn đảo Socotra, Abduluri, Samha và Delsey, được tách ra khỏi các lục địa khác vào khoảng 18 triệu năm trước. Do đó, nó tự tạo thành một địa hình và độc đáo, không nơi nào có được.

Khám phá không gian luôn là mục tiêu theo đuổi của con người, nhưng bạn có tin không? Thực sự có một nơi trên trái đất giống như tồn tại ở hành tinh khác. Đó là quần đảo Socotra, một quần đảo bí ẩn ở phía tây của Ấn Độ Dương.
Theo thông tin đăng tải, quần đảo Socotra có diện tích 3650km2, bao gồm bốn hòn đảo Socotra, Abduluri, Samha và Delsey, được tách ra khỏi các lục địa khác vào khoảng 18 triệu năm trước. Do đó, nó tự tạo thành một địa hình và độc đáo, không nơi nào có được.
Kham pha quan dao bi an, co cay mau rong cuc di
 
Nhờ tính chất đặc biệt, nơi này còn được gọi là "nơi giống phong cảnh giống như ngoài trái đất nhất", được UNESCO liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới vào năm 2008.
Đảo Socotra nằm ở ngã ba của Biển Ả Rập và Vịnh Aden. Nó thuộc tỉnh Yemen Socotra. Có hàng ngàn loài động vật, thực vật quý hiếm trên đảo. Trong số đó, cây "Cinnabari" là loài cây nổi tiếng nhất, với tuổi thọ trung bình là 8 nghìn năm.
Kham pha quan dao bi an, co cay mau rong cuc di-Hinh-2
 
Có hình dạng giống như một cây nấm khổng lồ hoặc một con tàu vũ trụ dạng đĩa bay lơ lửng, cây Cinnabari còn có cái tên cực kêu là "Cây máu rồng". Sở dĩ được gọi như thế bởi khi vỏ của cây bị cứa vào, cắt đi, thân cây sẽ chảy ra một thứ nhựa màu đỏ như máu. Thứ "máu rồng" này cũng có giá trị quan trọng.
Người dân địa phương tin rằng "máu rồng" có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, khi có người bị bệnh hoặc bị thương, họ sẽ xin cây máu rồng giúp đỡ. Họ tin rằng, thứ "máu rồng" có thể dùng trong một số nghi thức ma thuật và thuật giả kim.

Mời quý vị xem video: Hòn đảo bí ẩn bị cô lập, nơi có loài cây máu rồng cực dị. 

Hiện tại, "máu rồng" được biết đến là nhựa cây, trong lưu vực Địa Trung Hải, loại nhựa này không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh, còn được sử dụng làm thuốc nhuộm, keo sứ và son môi.
Ngoài cây máu rồng, trên đảo còn có một loại hoa hồng đặc thù được gọi là "hoa hồng sa mạc". Loài cây này có thân dày, nhiều thịt, rất thích hợp với thời tiết trên đảo.
Các loài chim trên đảo cũng phong phú, gồm 140 loài chim, 10 loài trong số đó chỉ được tìm thấy trên đảo, không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Ngày nay, có hơn 50.000 người sống trên đảo, chủ yếu là người Ả Rập, một phần nhỏ đến từ Somalia và Ấn Độ, ngôn ngữ địa phương là ngôn ngữ Socotra. Kinh tế của họ dựa vào việc trồng cây chà là, thuốc lá, chăn nuôi và thủy sản. Người dân trên đảo thậm chí còn có một haplotype J - một haplogroup DNA nhiễm sắc thể Y rất hiếm của con người.
Kiều Dụ (Theo CNT)

>> xem thêm

Bình luận(0)