Gregor Johann Mendel sinh ngày 22/7/1822, tại vùng Moravia, đế quốc Áo (nay là Cộng hòa Séc), trong một gia đình nông dân nghèo. Ngay từ nhỏ, ông luôn hứng thú chăm sóc cây cối trong vườn.Công lao của Mendel trong lĩnh vực sinh học được ví như công lao của Newton đối với vật lý học. Thế nhưng vào thời của ông, người ta chưa nhận thức được tầm quan trọng và giá trị to lớn mà những nghiên cứu của Mendel mang lại cho nhân loại.Trong con mắt mọi người thời đó, ông chỉ là một tu sĩ vô danh, một người làm khoa học nghiệp dư. Nhưng những đánh giá chưa đúng của giới khoa học khi đó không khiến Mendel dừng công việc nghiên cứu. Ông vẫn lặng thầm tìm tòi, khám phá như thể một nhu cầu tự thân vậy.Nhân sinh nhật lần thứ 200 của Gregor Mendel - cha đẻ ngành di truyền học, các nhà nghiên cứu Đại học Masaryk ở Ukraine, Tu viện Augustinian và các tổ chức khác vào năm 2022 đã quyết định khai quật hài cốt ông."Mendel là một người hiểu biết đa ngành, với những ý tưởng đặc biệt đi trước thời đại. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi đồng ý cho khai quật và nghiên cứu khoa học. Chúng tôi mong muốn di sản của ông được trường tồn và được công chúng biết đến", ông Paul Graham, trợ lý Tổng giáo phận, cho biết vào tháng 12/2021.Tháng 2/2022, hài cốt Mendel được tìm thấy tại nghĩa trang trung tâm thành phố Brno (Cộng hòa Czech). Bộ xương của ông cao 1,68m. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng hộp sọ chứa một "bộ não cực kỳ lớn"."Lúc đầu, chúng tôi hơi lo ngại sẽ không tìm thấy Mendel. Nhưng chúng tôi đã phát hiện toàn bộ bộ xương của ông trong một quan tài. Thậm chí ông ấy còn mặc quần áo và đi giày", bà Eva Drozdová từ Phòng thí nghiệm sinh học và nhân chủng học phân tử tại Đại học Masaryk, cho biết.Bộ xương được để khô trong một căn phòng chuyên dụng. Nhóm nghiên cứu sau đó bắt đầu lấy ADN từ răng và xương của ông. So sánh các mẫu ADN lấy từ bộ xương, đối chiếu với ADN nhặt được từ các vật dụng cá nhân của cố giáo sĩ được lưu trữ tại Bảo tàng Mendel, họ có thể xác nhận hài cốt này thực sự là Mendel.Nghiên cứu sâu về bộ gene của Mendel cho thấy ông có các biến thể di truyền liên quan đến bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim và bệnh thận. Ông cũng có một gene có liên quan đến chứng động kinh và các vấn đề về thần kinh.Các nhà nghiên cứu suy đoán, có lẽ điều này có thể giải thích một số triệu chứng tâm lý và thần kinh mà ông mắc phải trong suốt cuộc đời.Sự hiểu biết về di truyền học đã tiến bộ vượt bậc kể từ khi ông Mendel thực hiện các thí nghiệm mang tính bước ngoặt vào thế kỷ XIX.Hàng ngàn năm nay, nông dân đã biết về cách lai tạo động thực vật. Nhưng lần đầu tiên, công trình nghiên cứu của Mendel thiết lập các quy luật di truyền sinh học. Ngày nay, quy luật này được gọi là di truyền Mendel. Phải mất vài thập kỷ sau khi ông mất, con người mới hiểu rõ cơ chế phân tử đằng sau sự di truyền - ADN.>>>Xem thêm video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ (Nguồn: THDT).
Gregor Johann Mendel sinh ngày 22/7/1822, tại vùng Moravia, đế quốc Áo (nay là Cộng hòa Séc), trong một gia đình nông dân nghèo. Ngay từ nhỏ, ông luôn hứng thú chăm sóc cây cối trong vườn.
Công lao của Mendel trong lĩnh vực sinh học được ví như công lao của Newton đối với vật lý học. Thế nhưng vào thời của ông, người ta chưa nhận thức được tầm quan trọng và giá trị to lớn mà những nghiên cứu của Mendel mang lại cho nhân loại.
Trong con mắt mọi người thời đó, ông chỉ là một tu sĩ vô danh, một người làm khoa học nghiệp dư. Nhưng những đánh giá chưa đúng của giới khoa học khi đó không khiến Mendel dừng công việc nghiên cứu. Ông vẫn lặng thầm tìm tòi, khám phá như thể một nhu cầu tự thân vậy.
Nhân sinh nhật lần thứ 200 của Gregor Mendel - cha đẻ ngành di truyền học, các nhà nghiên cứu Đại học Masaryk ở Ukraine, Tu viện Augustinian và các tổ chức khác vào năm 2022 đã quyết định khai quật hài cốt ông.
"Mendel là một người hiểu biết đa ngành, với những ý tưởng đặc biệt đi trước thời đại. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi đồng ý cho khai quật và nghiên cứu khoa học. Chúng tôi mong muốn di sản của ông được trường tồn và được công chúng biết đến", ông Paul Graham, trợ lý Tổng giáo phận, cho biết vào tháng 12/2021.
Tháng 2/2022, hài cốt Mendel được tìm thấy tại nghĩa trang trung tâm thành phố Brno (Cộng hòa Czech). Bộ xương của ông cao 1,68m. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng hộp sọ chứa một "bộ não cực kỳ lớn".
"Lúc đầu, chúng tôi hơi lo ngại sẽ không tìm thấy Mendel. Nhưng chúng tôi đã phát hiện toàn bộ bộ xương của ông trong một quan tài. Thậm chí ông ấy còn mặc quần áo và đi giày", bà Eva Drozdová từ Phòng thí nghiệm sinh học và nhân chủng học phân tử tại Đại học Masaryk, cho biết.
Bộ xương được để khô trong một căn phòng chuyên dụng. Nhóm nghiên cứu sau đó bắt đầu lấy ADN từ răng và xương của ông. So sánh các mẫu ADN lấy từ bộ xương, đối chiếu với ADN nhặt được từ các vật dụng cá nhân của cố giáo sĩ được lưu trữ tại Bảo tàng Mendel, họ có thể xác nhận hài cốt này thực sự là Mendel.
Nghiên cứu sâu về bộ gene của Mendel cho thấy ông có các biến thể di truyền liên quan đến bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim và bệnh thận. Ông cũng có một gene có liên quan đến chứng động kinh và các vấn đề về thần kinh.
Các nhà nghiên cứu suy đoán, có lẽ điều này có thể giải thích một số triệu chứng tâm lý và thần kinh mà ông mắc phải trong suốt cuộc đời.
Sự hiểu biết về di truyền học đã tiến bộ vượt bậc kể từ khi ông Mendel thực hiện các thí nghiệm mang tính bước ngoặt vào thế kỷ XIX.
Hàng ngàn năm nay, nông dân đã biết về cách lai tạo động thực vật. Nhưng lần đầu tiên, công trình nghiên cứu của Mendel thiết lập các quy luật di truyền sinh học. Ngày nay, quy luật này được gọi là di truyền Mendel. Phải mất vài thập kỷ sau khi ông mất, con người mới hiểu rõ cơ chế phân tử đằng sau sự di truyền - ADN.
>>>Xem thêm video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ (Nguồn: THDT).