Theo EarthSky, dữ liệu mới nhất từ NASA cho thấy AR3014 hiện đã lớp gấp 7 lần Trái Đất và giữa kỷ lục là vùng vết đen Mặt Trời lớn nhất trong Chu kỳ 25 hiện tại.
Hoạt động được ghi nhận vào ngày 21-5 vẫn ở mực thấp, chủ yếu chỉ phát ra các loại pháo sáng loại C (loại yếu nhất), tuy nhiên nó cũng có nguy cơ khoảng 40% phát ra pháo sáng loại M (trung bình) và 5% nguy cơ phát ra pháo sáng loại X (mạnh nhất) cho đến hết ngày theo giờ GMT.
Trước đó, một quả pháo sáng ở cấp độ cao của loại M - M3.03, tức đã gần đạt đến loại mạnh nhất, đã thoát ra khỏi vết đen. Nó sẽ nhanh chóng chạm đích trong nay mai. Vào ngày 19-5, 3 quả pháo sáng khác cũng được khai hỏa, có thể bao gồm pháo sáng loại X.
|
Một vụ bắn pháo sáng vừa được tàu vũ trụ của NASA ghi nhận - Ảnh: NASA |
Theo tờ Space, đích đến của các quả pháo sáng vũ trụ mà AR3014 bắn ra không đâu khác chính là Trái Đất, bởi vết đen Mặt Trời "sôi sục" này đối diện với địa cầu. Điều này có nghĩa người Trái Đất nên chuẩn bị đối mặt với hàng loạt cơn bão địa từ, có thể đã bắt đầu mà bạn không nhận thấy, có thể ập đến liên tiếp trong những ngày tới.
Con người sẽ không thể cảm nhận trực tiếp ảnh hưởng của bão địa từ - còn gọi là bão Mặt Trời - nhưng hệ thống vô tuyến, định vị ở một số nơi sẽ bị ảnh hưởng, hay gặp nhất là hiện tượng mất điện vô tuyến sóng ngắn.
Những vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) dưới dạng một quả cầu lửa làm bằng plasma khổng lồ có thể đi sau bão địa từ, do đó trong vài ngày tới rất có khả năng bầu trời phương Bắc lại được thắp sáng bởi cực quang.
Cực điểm của chu kỳ Mặt Trời là vào năm 2025, đó là lúc con người sẽ phải cố gắng bảo vệ lưới điện và hệ thống vô tuyến, bởi một cơn bão địa từ quá mạnh hoàn toàn có thể gây sập lưới điện hoặc khiến các máy bay, vệ tinh gặp sự cố.