Mới đây, 3 nhà khoa học Mỹ đã xây dựng mô hình hóa năng lượng tối - loại năng lượng giả thuyết được cho là nguyên nhân giúp vũ trụ giãn nở. Kết quả thu được cho thấy dường như vũ trụ đang tiến đến giai đoạn "thoái hoá".Cụ thể, sau gần 13,8 tỉ năm mở rộng không ngừng sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ có thể đã bế tắc và sớm co lại. Theo mô hình, năng lượng tối không phải một lực bất biến mà có thể phân rã theo thời gian.Sau hàng tỉ năm tăng tốc, dường như năng lượng tối đang có dấu hiệu suy yếu. Theo dự đoán, gia tốc giãn nở của vũ trụ sẽ nhanh chóng kết thúc trong 65 triệu năm tới.Khoảng thời gian này là không thể tưởng tượng với con người nhưng đối với vũ trụ thì chỉ là 1 tích tắc. Vũ trụ của chúng ta sẽ vẫn giữ nguyên kích thước trong 100 năm nữa.Tuy nhiên, sau đó nó sẽ bước vào kỷ nguyên co hẹp lại và tiến dần đến "cái chết", hoặc cũng có thể là một sự tái sinh không - thời gian chưa thể xác định.Paul Steinhardt, Giám đốc Trung tâm Khoa học lý thuyết Princeton thuộc Đại học Princeton (New Jersey, Mỹ), đồng tác giả, cho biết có 2 kịch bản cho "cái chết" của vũ trụ.Thứ nhất, vũ trụ có thể co hẹp lại, sụp đổ thành dạng ban đầu trước vụ nổ Big Bang, trở thành một khối "hóa thạch" tĩnh lặng. Thứ hai, có thể một vụ nổ Big Bang khác sẽ xảy ra, tạo nên một vũ trụ mới trên đống tro tàn.Các nghiên cứu trước đây cũng từng nhắc đến kịch bản thứ 2 này. Thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng vũ trụ hiện tại mà Trái Đất đang tồn tại bên trong không phải là vũ trụ đầu tiên và duy nhất. Rất có thể, chúng ta cũng là thế giới tái sinh từ một "đống tro tàn" cổ đại nào đó.Nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ vẫn là đề tài mà các nhà thiên văn quan tâm đến từ lâu. Họ quan sát qua những kính thiên văn ngày càng lớn nên nhìn được ngày càng sâu trong vũ trụ.Trong những năm qua, các nhà khoa học luôn cho rằng vụ trụ được hình thành sau một sự kiện gọi là vụ nổ lớn (Big Bang). Theo thuyết này, vũ trụ trong quá khứ có kích thước rất nhỏ, nóng và chứa lượng vật chất dày đặc.Đến khoảng 13,8 tỷ năm trước, một vụ nổ xảy ra hình thành nên không gian, năng lượng và vật chất để tạo ra vũ trụ như hiện nay. Ngay sau vụ nổ, các hạt nguyên tử cơ bản của vũ trụ được hình thành gồm neutron, proton, electron, photon... Khi vũ trụ nguội đi, các neutron phân rã thành electron hoặc proton, hoặc kết hợp với proton để tạo ra đơteri (một đồng vị của hydro).Vũ trụ nguội thêm dẫn đến nhiều sự kết hợp hơn: electron hợp nhất với hạt nhân tạo nên các nguyên tử trung tính, photon tạo thành nền vi sóng vũ trụ (cosmic microwave background). Tóm lại, mọi nguyên tố cơ bản nhất của vũ trụ được hình thành chỉ vài phút sau vụ nổ Big Bang.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Mới đây, 3 nhà khoa học Mỹ đã xây dựng mô hình hóa năng lượng tối - loại năng lượng giả thuyết được cho là nguyên nhân giúp vũ trụ giãn nở. Kết quả thu được cho thấy dường như vũ trụ đang tiến đến giai đoạn "thoái hoá".
Cụ thể, sau gần 13,8 tỉ năm mở rộng không ngừng sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ có thể đã bế tắc và sớm co lại. Theo mô hình, năng lượng tối không phải một lực bất biến mà có thể phân rã theo thời gian.
Sau hàng tỉ năm tăng tốc, dường như năng lượng tối đang có dấu hiệu suy yếu. Theo dự đoán, gia tốc giãn nở của vũ trụ sẽ nhanh chóng kết thúc trong 65 triệu năm tới.
Khoảng thời gian này là không thể tưởng tượng với con người nhưng đối với vũ trụ thì chỉ là 1 tích tắc. Vũ trụ của chúng ta sẽ vẫn giữ nguyên kích thước trong 100 năm nữa.
Tuy nhiên, sau đó nó sẽ bước vào kỷ nguyên co hẹp lại và tiến dần đến "cái chết", hoặc cũng có thể là một sự tái sinh không - thời gian chưa thể xác định.
Paul Steinhardt, Giám đốc Trung tâm Khoa học lý thuyết Princeton thuộc Đại học Princeton (New Jersey, Mỹ), đồng tác giả, cho biết có 2 kịch bản cho "cái chết" của vũ trụ.
Thứ nhất, vũ trụ có thể co hẹp lại, sụp đổ thành dạng ban đầu trước vụ nổ Big Bang, trở thành một khối "hóa thạch" tĩnh lặng. Thứ hai, có thể một vụ nổ Big Bang khác sẽ xảy ra, tạo nên một vũ trụ mới trên đống tro tàn.
Các nghiên cứu trước đây cũng từng nhắc đến kịch bản thứ 2 này. Thậm chí các nhà khoa học còn cho rằng vũ trụ hiện tại mà Trái Đất đang tồn tại bên trong không phải là vũ trụ đầu tiên và duy nhất. Rất có thể, chúng ta cũng là thế giới tái sinh từ một "đống tro tàn" cổ đại nào đó.
Nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ vẫn là đề tài mà các nhà thiên văn quan tâm đến từ lâu. Họ quan sát qua những kính thiên văn ngày càng lớn nên nhìn được ngày càng sâu trong vũ trụ.
Trong những năm qua, các nhà khoa học luôn cho rằng vụ trụ được hình thành sau một sự kiện gọi là vụ nổ lớn (Big Bang). Theo thuyết này, vũ trụ trong quá khứ có kích thước rất nhỏ, nóng và chứa lượng vật chất dày đặc.
Đến khoảng 13,8 tỷ năm trước, một vụ nổ xảy ra hình thành nên không gian, năng lượng và vật chất để tạo ra vũ trụ như hiện nay. Ngay sau vụ nổ, các hạt nguyên tử cơ bản của vũ trụ được hình thành gồm neutron, proton, electron, photon... Khi vũ trụ nguội đi, các neutron phân rã thành electron hoặc proton, hoặc kết hợp với proton để tạo ra đơteri (một đồng vị của hydro).
Vũ trụ nguội thêm dẫn đến nhiều sự kết hợp hơn: electron hợp nhất với hạt nhân tạo nên các nguyên tử trung tính, photon tạo thành nền vi sóng vũ trụ (cosmic microwave background). Tóm lại, mọi nguyên tố cơ bản nhất của vũ trụ được hình thành chỉ vài phút sau vụ nổ Big Bang.