Hình ảnh vạch phổ hydro nguyên tử đầu tiên của một thiên hà

Google News

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng KAT-7 của Nam Phi đã đạt được một cột mốc quan trọng khác bằng cách quan sát sự phát xạ vô tuyến từ khí hydro trung tính (HI) trong một thiên hà gần đó. Khí hydro phát ra sóng vô tuyến trong một vạch quang phổ với tần số rất đặc biệt là 1420 MHz.

Các nhà thiên văn học hướng kính viễn vọng về phía một thiên hà có tên NGC 3109 - một thiên hà xoắn ốc nhỏ, cách Trái đất khoảng 4,3 triệu năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Hydra.
Việc quan sát cho phép họ thấy sự phát xạ vô tuyến HI của thiên hà này, cũng như để xem thiên hà này đang di chuyển như thế nào. Khi khí di chuyển về phía chúng ta, tần số của vạch quang phổ Doppler được dịch chuyển lên trên. Theo cách này, các nhà thiên văn học có thể lập bản đồ theo cách mà tất cả các dạng khí trong thiên hà đang di chuyển.
Hinh anh vach pho hydro nguyen tu dau tien cua mot thien ha

Nguồn ảnh: Scientific American 

Bằng cách tìm ra hàng tỷ thiên hà xa xôi, các nhà thiên văn học sẽ có thể lập bản đồ cấu trúc của vũ trụ và nó đã thay đổi theo thời gian như thế nào. Điều tra dân số vũ trụ về hydro trung tính trong các thiên hà - xa và gần - là điều cần thiết để hiểu được các tính chất vật lý sâu hơn của vũ trụ, bằng cách trả lời các câu hỏi cơ bản như bản chất của vật chất tối và năng lượng tối.
Quan sát về hàm lượng hydro trung tính của các thiên hà cũng giúp hình thành một bức tranh về cách các thiên hà phát triển theo thời gian vũ trụ và cho thấy thiên hà của chúng ta, thiên hà xoắn ốc được gọi là Milky Way đã phát triển như thế nào, tiến sĩ Fanaroff cho biết thêm.
Chúng tôi cũng suy đoán rằng, một sự cong vênh bất thường trong vành đĩa của thiên hà NGC 3109 có thể là do sự tương tác thủy triều với thiên hà lùn đồng hành của nó được gọi là Antlia, theo ông Car Caran.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Sci-news)

>> xem thêm

Bình luận(0)