Khám phá muon từng khiến các nhà vật lí bối rối. Ngày nay, các thí nghiệm quốc tế sử dụng hạt vốn từng khó hiểu này để thu nhận hiểu biết mới về thế giới của chúng ta. Hạt muon hiện diện ở khắp mọi nơi và nếu nhìn thấy chúng, bạn có thể thấy vài trăm cú tấn công của hạt muon về phía bạn mỗi giây. Tin mừng là nó vô hại.Tuy nhiên đối với giới nghiên cứu, hạt muon dần trở thành báu vật. Cách đây 4 năm, các nhà khảo cổ đã sử dụng các hạt này để khám phá một căn phòng ẩn bên trong kim tự tháp Giza huyền bí.Mới đây, các nhà khoa học tiếp tục tìm ra cách ứng dụng hạt muon vô cùng hữu ích, đó là cho chúng xuyên vào các núi lửa, từ đó chụp ảnh và lập bản đồ cấu trúc các dòng magma ẩn bên trong núi lửa.Theo nhà địa vật lý Giovanni Leone từ Đại học Atacama ở Chile, phương pháp này giống như "chụp X-quang" cho núi lửa.Nhiều hạt muon có thể đi xuyên qua mặt bên của các núi lửa, tuy nhiên với một số ngọn núi lửa đủ dày đặc, chúng sẽ không vượt nổi đến tận phía bên kia.Thông qua việc ước lượng những hạt muon nào "sống sót" sau cuộc hành trình, các nhà khoa học có thể biết được độ dày đặc của từng vị trí bên trong núi lửa.Kết quả thu được sẽ tạo nên một bản đồ sống động bằng cách thiết lập hàng loạt máy dò muon ở 2 bên sườn núi lửa.Nơi nào muon đi qua hoàn toàn sẽ tạo ra màu đen trên ảnh chụp, nơi nào càng ít muon đi qua sẽ càng trắng, tương tự như phim X-quang.Phương pháp giúp tạo ra một hình ảnh 3D thô vè cấu trúc núi lửa, từ đó giúp phát hiện các hồ chứa magma và theo dõi chuyển động của các dòng magma, từ đó dự báo được sự dâng lên của vật liệu nóng chảy này - dấu hiệu của sự phun trào.Vào đầu thế kỉ 20, các nhà vật lí đã biết đến một trận mưa hạt tràn ngập trút xuống từ không gian bên ngoài. Bằng cách bơm đầy hơi bão hòa vào buồng thủy tinh, họ có thể gián tiếp nhìn thấy vết tích để lại bởi những hạt năng lượng cao này, ngày nay chúng được gọi là tia vũ trụ.Khi nghiên cứu tia vũ trụ, các nhà vật lí nhanh chóng phát hiện rằng thế giới hạ nguyên tử vốn phức tạp hơn ban đầu họ nghi ngờ. Hạt vật chất mới đầu tiên mà họ tìm thấy là muon. Nó rất giống với electron, chỉ có điều là nặng hơn. Ban đầu, chẳng ai biết nó được làm bằng gì.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Khám phá muon từng khiến các nhà vật lí bối rối. Ngày nay, các thí nghiệm quốc tế sử dụng hạt vốn từng khó hiểu này để thu nhận hiểu biết mới về thế giới của chúng ta.
Hạt muon hiện diện ở khắp mọi nơi và nếu nhìn thấy chúng, bạn có thể thấy vài trăm cú tấn công của hạt muon về phía bạn mỗi giây. Tin mừng là nó vô hại.
Tuy nhiên đối với giới nghiên cứu, hạt muon dần trở thành báu vật. Cách đây 4 năm, các nhà khảo cổ đã sử dụng các hạt này để khám phá một căn phòng ẩn bên trong kim tự tháp Giza huyền bí.
Mới đây, các nhà khoa học tiếp tục tìm ra cách ứng dụng hạt muon vô cùng hữu ích, đó là cho chúng xuyên vào các núi lửa, từ đó chụp ảnh và lập bản đồ cấu trúc các dòng magma ẩn bên trong núi lửa.
Theo nhà địa vật lý Giovanni Leone từ Đại học Atacama ở Chile, phương pháp này giống như "chụp X-quang" cho núi lửa.
Nhiều hạt muon có thể đi xuyên qua mặt bên của các núi lửa, tuy nhiên với một số ngọn núi lửa đủ dày đặc, chúng sẽ không vượt nổi đến tận phía bên kia.
Thông qua việc ước lượng những hạt muon nào "sống sót" sau cuộc hành trình, các nhà khoa học có thể biết được độ dày đặc của từng vị trí bên trong núi lửa.
Kết quả thu được sẽ tạo nên một bản đồ sống động bằng cách thiết lập hàng loạt máy dò muon ở 2 bên sườn núi lửa.
Nơi nào muon đi qua hoàn toàn sẽ tạo ra màu đen trên ảnh chụp, nơi nào càng ít muon đi qua sẽ càng trắng, tương tự như phim X-quang.
Phương pháp giúp tạo ra một hình ảnh 3D thô vè cấu trúc núi lửa, từ đó giúp phát hiện các hồ chứa magma và theo dõi chuyển động của các dòng magma, từ đó dự báo được sự dâng lên của vật liệu nóng chảy này - dấu hiệu của sự phun trào.
Vào đầu thế kỉ 20, các nhà vật lí đã biết đến một trận mưa hạt tràn ngập trút xuống từ không gian bên ngoài. Bằng cách bơm đầy hơi bão hòa vào buồng thủy tinh, họ có thể gián tiếp nhìn thấy vết tích để lại bởi những hạt năng lượng cao này, ngày nay chúng được gọi là tia vũ trụ.