Trong lịch sử, Campi Flegrei - siêu núi lửa ở Italy từng gây ra 2 vụ phun trào lớn - vụ Neapolitan Yellow Tuff cách đây 15.000 năm và vụ Campanian Ignimbrite cách đây 39.000 năm. Cả hai lần phun trào dữ dội này đều dẫn tới biến đổi khí hậu toàn cầu.Mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Curtin (Australia) thuộc nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm hiểu về một ngọn núi lửa cổ đại ở Indonesia. Từ đó xác định thứ phải tìm kiếm ở các siêu núi lửa trẻ đang hoạt động, giúp dự đoán các vụ phun trào trong tương lai.Theo Phó Giáo sư Martin Danisik - tác giả chính của nghiên cứu, thuộc Trung tâm John de Laeter, Đại học Curtin, siêu núi lửa phun trào là một trong những sự kiện thảm khốc nhất lịch sử Trái đất.Các siêu núi lửa phun trào sẽ giải phóng lượng magma khổng lồ. Chúng có thể tác động đến khí hậu toàn cầu đến mức khiến Trái đất rơi vào trạng thái “mùa đông núi lửa” - thời kỳ lạnh giá bất thường.Tìm hiểu cách thức hoạt động của các siêu núi lửa rất quan trọng để hiểu được mối đe dọa trong tương lai của một vụ siêu phun trào không thể tránh khỏi, xảy ra khoảng 17.000 năm một lần.“Sử dụng dữ liệu thời gian địa lý, suy luận thống kê và mô hình nhiệt, chúng tôi nhận thấy, magma tiếp tục chảy ra bên trong miệng núi lửa, hoặc vùng lõm sâu được tạo ra bởi sự phun trào, trong 5.000 - 13.000 năm sau vụ phun trào. Sau đó, lớp vỏ của magma còn sót lại đã đông đặc và bị đẩy lên trên như một chiếc mai rùa khổng lồ”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.Theo chuyên gia này, những phát hiện mới đã thách thức kiến thức hiện có cũng như nghiên cứu về các vụ phun trào. Bởi, các nhà khoa học thường liên tục tìm kiếm magma lỏng dưới núi lửa để đánh giá mối nguy hiểm trong tương lai.Tuy nhiên, hiện tại, nhóm nghiên cứu nhận định, cần xem xét đến khả năng các vụ phun trào có thể xảy ra ngay cả khi không có magma lỏng bên dưới núi lửa.Ông Danisik nhấn mạnh, việc tìm hiểu thời điểm và cách thức magma phun trào tích tụ, trạng thái của magma trước - sau vụ phun trào là vô cùng quan trọng.Ngoài ra, một số nghiên cứu trước đó cho thấy một loạt sự kiện núi lửa có thể đe dọa lớn tới sự tồn tại của con người. Trong suốt 500 triệu năm qua, 5 lần diệt chủng đều liên quan đến những vụ phun trào nham thạch khổng lồ.Nhưng những trận phun trào này không xảy ra như những sự kiện đơn lẻ mà kéo dài liên tục trong hàng trăm ngàn năm.Chúng được gọi là những vụ lụt nham thạch do sự nóng chảy của các vật chất nóng sâu bên trong Trái đất. Vụ lụt nham thạch dữ dội nhất được biết đến được cho là có liên quan đến sự trôi dạt của các mảng lục địa.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Trong lịch sử, Campi Flegrei - siêu núi lửa ở Italy từng gây ra 2 vụ phun trào lớn - vụ Neapolitan Yellow Tuff cách đây 15.000 năm và vụ Campanian Ignimbrite cách đây 39.000 năm. Cả hai lần phun trào dữ dội này đều dẫn tới biến đổi khí hậu toàn cầu.
Mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Curtin (Australia) thuộc nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm hiểu về một ngọn núi lửa cổ đại ở Indonesia. Từ đó xác định thứ phải tìm kiếm ở các siêu núi lửa trẻ đang hoạt động, giúp dự đoán các vụ phun trào trong tương lai.
Theo Phó Giáo sư Martin Danisik - tác giả chính của nghiên cứu, thuộc Trung tâm John de Laeter, Đại học Curtin, siêu núi lửa phun trào là một trong những sự kiện thảm khốc nhất lịch sử Trái đất.
Các siêu núi lửa phun trào sẽ giải phóng lượng magma khổng lồ. Chúng có thể tác động đến khí hậu toàn cầu đến mức khiến Trái đất rơi vào trạng thái “mùa đông núi lửa” - thời kỳ lạnh giá bất thường.
Tìm hiểu cách thức hoạt động của các siêu núi lửa rất quan trọng để hiểu được mối đe dọa trong tương lai của một vụ siêu phun trào không thể tránh khỏi, xảy ra khoảng 17.000 năm một lần.
“Sử dụng dữ liệu thời gian địa lý, suy luận thống kê và mô hình nhiệt, chúng tôi nhận thấy, magma tiếp tục chảy ra bên trong miệng núi lửa, hoặc vùng lõm sâu được tạo ra bởi sự phun trào, trong 5.000 - 13.000 năm sau vụ phun trào. Sau đó, lớp vỏ của magma còn sót lại đã đông đặc và bị đẩy lên trên như một chiếc mai rùa khổng lồ”, Phó Giáo sư Danisik cho biết.
Theo chuyên gia này, những phát hiện mới đã thách thức kiến thức hiện có cũng như nghiên cứu về các vụ phun trào. Bởi, các nhà khoa học thường liên tục tìm kiếm magma lỏng dưới núi lửa để đánh giá mối nguy hiểm trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện tại, nhóm nghiên cứu nhận định, cần xem xét đến khả năng các vụ phun trào có thể xảy ra ngay cả khi không có magma lỏng bên dưới núi lửa.
Ông Danisik nhấn mạnh, việc tìm hiểu thời điểm và cách thức magma phun trào tích tụ, trạng thái của magma trước - sau vụ phun trào là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu trước đó cho thấy một loạt sự kiện núi lửa có thể đe dọa lớn tới sự tồn tại của con người. Trong suốt 500 triệu năm qua, 5 lần diệt chủng đều liên quan đến những vụ phun trào nham thạch khổng lồ.
Nhưng những trận phun trào này không xảy ra như những sự kiện đơn lẻ mà kéo dài liên tục trong hàng trăm ngàn năm.