Hành trình kỳ lạ từ cậu bé mê sáng chế tới “start-up” triệu USD

Google News

Có niềm say mê kỳ lạ với công nghệ, Lê Anh Tiến đã bắt tay thực hiện sản phẩm công nghệ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Ở ngưỡng tuổi 30 chàng CEO trẻ tuổi đã sở hữu công ty đáng mơ ước.

Tuổi thơ “kỳ lạ”
Sinh ra trong một gia đình lao động phổ thông - bố dạy lái xe, mẹ buôn bán tạp hóa và có thời gian làm công việc bán quán nước về đêm rất vất vả, Lê Anh Tiến, CEO Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam luôn ý thức về việc phải tự lập từ nhỏ.
Hanh trinh ky la tu cau be me sang che toi “start-up” trieu USD
CEO Lê Anh Tiến.  
"Tôi biết đi làm kiếm tiền từ khá sớm. Ngay từ nhỏ, tôi đã lặn lội đi làm từ việc trông xe, nên tuổi thơ rất ít khi đi chơi, mà chỉ tập trung cho việc trải nghiệm cuộc sống ngoài xã hội”, Lê Anh Tiến kể lại tuổi thơ kỳ lạ của mình.
Năm vào lớp 1, Tiến được ba mẹ đưa vào chùa sống cùng các sư. “Từ khi sống trong chùa, tôi được tiếp xúc với khá nhiều người trong xã hội, được nghe thầy giảng đạo thường xuyên, từ đó có thêm nhiều góc nhìn về cuộc sống, dẫn đến các sản phẩm của mình cũng hướng tới xã hội, cộng đồng”.
Tiến kể, khi còn là học sinh THPT, anh đã định hướng được công việc của mình theo đuổi là ngành khoa học máy tính, nên sớm tham gia các cuộc thi về tin học trẻ. Chính vì mơ ước này, Tiến thi vào Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng và Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, chuyên ngành kỹ thuật máy tính.
Thời gian học đại học, Tiến “ký sinh” trong phòng Lab (thí nghiệm). Kết quả sau tốt nghiệp đại học, Tiến đã có gần 20 công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm được ứng dụng thực tế và giành nhiều giải thưởng cao ở các cuộc thi. Trong đó, đáng chú ý là sản phẩm kính thông minh MultiGlass đoạt giải Khuyến khích giải thưởng Nhân tài Đất Việt, được công bố trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2016.
Sản phẩm đầu tiên đầy đáng nhớ
Không chỉ gặt hái thành công khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mà ngay thời điểm đó, Tiến đã đứng ra thành lập Công ty TNHH TecViet hoạt động theo mô hình vườn ươm doanh nghiệp, vốn điều lệ là 1 tỉ đồng, với 22 nhân sự.
Hanh trinh ky la tu cau be me sang che toi “start-up” trieu USD-Hinh-2
Lê Anh Tiến đã gặt hái nhiều thành tích như: Giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên Quả cầu vàng 2015; Nhân tài đất Việt 2011, 2015, 2016; Giải thưởng VIFOTEC liên tiếp từ năm 2007 - 2012...
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là những sản phẩm do Tiến lập trình ra và làm các dự án công nghệ. Sản phẩm đầu tiên mà công ty của Tiến bán ra thị trường là phần mềm giáo dục dành cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học.
Dù đang là sinh viên nhưng Tiến đã kiêm nhiều việc, vừa học, vừa làm, vừa điều hành công ty, vừa kiếm tiền trang trải cuộc sống. Tiến tự nhận mình không có quãng đời sinh viên như bao bạn khác. “Nhớ lại thời sinh viên, có ngày sáng thi xong thì chạy thẳng về công ty làm việc đến tận khuya. Những cuộc thi về công nghệ thúc đẩy tôi phải không ngừng học hỏi và sáng tạo hơn nữa”, Tiến nói.
Chính từ những kinh nghiệm tích lũy mỗi ngày, sau đó không lâu sau khi ra trường, Lê Anh Tiến trở thành CEO (tổng giám đốc điều hành) Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam. Chỉ sau 2 năm khởi nghiệp, với 3 thành viên ban đầu, đến nay công ty của Tiến đã được định giá lên tới hơn 1 triệu USD.
Từ bỏ khái niệm 8 tiếng/ngày
CEO Lê Anh Tiến cho biết, khi làm "start-up" thì nên bỏ khái niệm làm việc 8 tiếng/ ngày, mà hãy ‘focus’ (tập trung) nhiều hơn, có thể là 15 tiếng/ ngày. “Tôi ngủ 3 tiếng/ ngày, còn lại mình dành thời gian cho các sản phẩm, và năng cao năng lực về quản trị. Có thể sau này, vào thời điểm gia đình cần, tôi sẽ giảm bớt thời gian công việc hơn, để dành thời gian chăm sóc cho bản thân và mọi người”.
Khi được hỏi bí quyết để làm "start-up", anh cho biết mọi thứ đều bắt nguồn từ một thứ duy nhất, đó là đam mê.
Chàng trai trẻ cho hay, trong khởi nghiệp, khó khăn lớn nhất vẫn là tìm đúng người, đúng thời điểm và đúng thị trường. “Để có thể vượt qua các khó khăn đó thì phải chấp nhận sự thất bại nhiều lần. Bản thân mình đã từng khởi nghiệp ở rất nhiều dự án khác nhau, và cũng từng thất bại rất nhiều. Quan trọng là sau mỗi thất bại, mình đều có thể đứng lên. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự luyện tập, ý chí bền bỉ và niềm đam mê bất tận”.
Cũng theo doanh nhân trẻ này, một starup chỉ có vòng đời trong vòng 3 năm, tức là chỉ có 3 năm để startup đó thành công. Sau khoảng 3 năm, bắt buộc start-up phải có một sản phẩm R&D để kế thừa sản phẩm ban đầu thì mới có thể phát triển bền vững. Nếu sau thời gian 3 năm mà không thể phát triển hơn thì nên dừng lại dự án đó sớm và không mất thêm chi phí về nhân sự.
Không ngừng đổi mới, sáng tạo và tạo ra các giá trị cho cộng đồng, chàng CEO trẻ tuổi cho biết, thời gian tới anh sẽ phát triển sản phẩm ở lĩnh vực giáo dục.
CEO 9X Lê Anh Tiến đã gặt hái nhiều thành tích như: Giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên Quả cầu vàng 2015; Nhân tài đất Việt 2011, 2015, 2016; Giải thưởng VIFOTEC liên tiếp từ năm 2007 - 2012; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2019... Trong lĩnh vực khởi nghiệp, Tiến gặt hái được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Trong đó, đặc biệt phải kể đến dự án cộng đồng mang giá trị cao như: kính thông minh hỗ trợ người khuyết tật giao tiếp với máy tính bằng mắt.

Mời độc giả xem video: Báo động gia tăng bệnh động kinh ở trẻ. Nguồn: VTC.


Sơn Hà (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)