1. Theo niềm tin của những người theo đạo Shinto, hòn đảo Itsukushima (Nhật Bản) là nơi thiêng liêng bậc nhất nên việc duy trì sự “tinh khiết” được xem như mối quan tâm hàng đầu.Vì thế, các linh mục tại đây luôn cố gắng làm sao để không có bất kỳ cái chết nào xảy ra trên đảo. Kể từ năm 1878, những người già, người sắp chết, mắc bệnh nan y, phụ nữ mang thai đến kỳ sinh nở đều phải đưa lên đất liền để đảm bảo duy trì sự tinh khiết.2. Nghĩa trang của thị trấn Longyearbyen đã ngừng chôn cất người quá cố từ cách đây hơn 70 năm. Nguyên nhân là do xác chết tại đây không bị phân huỷ do môi trường băng giá.Các nhà khoa học thậm chí đã tìm thấy virus cúm còn nguyên vẹn trong cơ thể người đàn ông chết trong trận đại dịch năm 1917. Vì vậy, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, từ năm 1950 chính quyền Na Uy đã ra quyết định cấm chết tại đây.3. Do nghĩa trang của thị trấn quá đông, từ năm 1999, thị trưởng của Lanjaron (thuộc miền nam Tây Ban Nha) đã cấm việc chết.Ông đã ban hành một sắc lệnh đến 4.000 cư dân của thành phố Lanjaron nên chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình và đừng để “bị chết” trong lúc tòa thị chính vẫn đang tìm một khu đất mới để xây dựng nghĩa trang.4. Vào năm 2008, thị trưởng Gerard Lalanne của ngôi làng nhỏ Sarpourenx tại Pháp đã ban hành sắc lệnh đến toàn bộ người dân, yêu cầu tuyệt đối không được chết trong làng, nếu như họ chưa sở hữu cho mình một chỗ trong khu nghĩa trang đông đúc.Tuy nhiên, điều khiến nhiều người phải “sửng sốt” bởi sắc lệnh được ban ra kèm theo hình phạt: “nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt một cách thích đáng”.5. Những người dân sinh sống trong ngôi làng cổ Sellia tại Ý đã nhận được một quy định yêu cầu: cấm được ốm khi chưa được sự cho phép của chính quyền, vào năm 2015.Sắc lệnh này được đưa ra khi dân số của ngôi làng ngày càng giảm và tỉ lệ già hóa tăng cao. Theo một số liệu thống kê, vào năm 1960, làng Sellia có khoảng 1.300 người, nhưng đến năm 2015, dân số chỉ còn lại 537 người, trong đó có đến 60% người trên độ tuổi 65.6. Vào năm 2015, các nhà chức trách tại thành phố Biritiba Mirim, Brasil đã đề ra luật: cấm người chết trong thành phố, bởi nghĩa trang địa phương đã bị quá tải với hơn 50.000 ngôi mộ và không thể tiếp nhận thêm.7. Cugnaux nằm ở phía tây nam của nước Pháp cũng là nơi cấm cái chết “xảy ra” sau khi chính quyền địa phương không thể xin mở rộng hay xây dựng nghĩa trang mới vào năm 2007.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC News
1. Theo niềm tin của những người theo đạo Shinto, hòn đảo Itsukushima (Nhật Bản) là nơi thiêng liêng bậc nhất nên việc duy trì sự “tinh khiết” được xem như mối quan tâm hàng đầu.
Vì thế, các linh mục tại đây luôn cố gắng làm sao để không có bất kỳ cái chết nào xảy ra trên đảo. Kể từ năm 1878, những người già, người sắp chết, mắc bệnh nan y, phụ nữ mang thai đến kỳ sinh nở đều phải đưa lên đất liền để đảm bảo duy trì sự tinh khiết.
2. Nghĩa trang của thị trấn Longyearbyen đã ngừng chôn cất người quá cố từ cách đây hơn 70 năm. Nguyên nhân là do xác chết tại đây không bị phân huỷ do môi trường băng giá.
Các nhà khoa học thậm chí đã tìm thấy virus cúm còn nguyên vẹn trong cơ thể người đàn ông chết trong trận đại dịch năm 1917. Vì vậy, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, từ năm 1950 chính quyền Na Uy đã ra quyết định cấm chết tại đây.
3. Do nghĩa trang của thị trấn quá đông, từ năm 1999, thị trưởng của Lanjaron (thuộc miền nam Tây Ban Nha) đã cấm việc chết.
Ông đã ban hành một sắc lệnh đến 4.000 cư dân của thành phố Lanjaron nên chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình và đừng để “bị chết” trong lúc tòa thị chính vẫn đang tìm một khu đất mới để xây dựng nghĩa trang.
4. Vào năm 2008, thị trưởng Gerard Lalanne của ngôi làng nhỏ Sarpourenx tại Pháp đã ban hành sắc lệnh đến toàn bộ người dân, yêu cầu tuyệt đối không được chết trong làng, nếu như họ chưa sở hữu cho mình một chỗ trong khu nghĩa trang đông đúc.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người phải “sửng sốt” bởi sắc lệnh được ban ra kèm theo hình phạt: “nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt một cách thích đáng”.
5. Những người dân sinh sống trong ngôi làng cổ Sellia tại Ý đã nhận được một quy định yêu cầu: cấm được ốm khi chưa được sự cho phép của chính quyền, vào năm 2015.
Sắc lệnh này được đưa ra khi dân số của ngôi làng ngày càng giảm và tỉ lệ già hóa tăng cao. Theo một số liệu thống kê, vào năm 1960, làng Sellia có khoảng 1.300 người, nhưng đến năm 2015, dân số chỉ còn lại 537 người, trong đó có đến 60% người trên độ tuổi 65.
6. Vào năm 2015, các nhà chức trách tại thành phố Biritiba Mirim, Brasil đã đề ra luật: cấm người chết trong thành phố, bởi nghĩa trang địa phương đã bị quá tải với hơn 50.000 ngôi mộ và không thể tiếp nhận thêm.