Sputniknews đưa tin, hai loài cá mập lưỡi cưa mới đã được phát hiện ở phía tây Ấn Độ Dương gần Madagascar và Zanzibar. Chúng được gọi tên lần lượt là Pliotrema kajae và Pliotrema annae.
Điều đặc biệt là hai con cá mập này có 6 mang mỗi bên má. Trong khi các loài cá mập lưỡi cưa thông thường được tìm thấy chỉ có 5 khe mang.Tiến sĩ Simon Weigmann, làm việc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Elasmobranch ở Hamburg, Đức khẳng định, hiện tượng cá mập lưỡi cưa có đến 6 mang là cực kỳ hiếm.Phát hiện đáng kinh ngạc này chứng minh sự đa dạng sinh học và động vật quý hiếm ở khu vực miền tây Ấn Độ Dương. Tuy nhiên vẫn có nhiều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá.Cá mập lưỡi cưa có đặc điểm nhận dạng với chiếc mũi dài và sắc nhọn y hệt máy cưa. Đây cũng là "vũ khí bí mật" để chúng săn tìm và xử con mồi thành từng mảnh nhỏ dễ dàng hơn, nhờ chuyển động nhanh, linh hoạt.Tuy nhiên, các nhà khoa học đang lo ngại việc săn bắt quá mức sẽ đe dọa tới môi trường sống của loài cá mập này. Mặc dù vùng biển chúng được tìm thấy là khu vực quan trọng bảo tồn cá mập và cá đuối.Chia sẻ thêm về loài cá mập mới, tiến sĩ Simon cho biết: "Kiến thức về cá mập lưỡi cưa ở tây Ấn Độ Dương nhìn chung vẫn còn khá khan hiếm. Nếu xem xét môi trường, độ sâu sinh sống thích hợp của hai loài cá mới này, có thể thấy chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động đánh bắt từ ngư dân".Andrew Andrew từ Đại học Newcastle chia sẻ: "Năm ngoái, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã khuyến cáo tình trạng cá mập và cá đuối bị bắt và khai thác ở Tây Nam Ấn Độ Dương, đồng thời kêu gọi những nỗ lực bảo vệ loài cá quý hiếm nàyTrước đây, chỉ có một loài cá mập lưỡi cưa 6 mang có tên Pliotrema warreni được tìm thấy. Tuy nhiên hình chụp X-quang của chúng lại cho thấy sự khác biệt và chia ra làm 3 giống loài.Kỳ lạ với loài cá đao mang trên đầu một lưỡi dài đầy răng cưa. Nguồn: Youtube Jimi Channel
Sputniknews đưa tin, hai loài cá mập lưỡi cưa mới đã được phát hiện ở phía tây Ấn Độ Dương gần Madagascar và Zanzibar. Chúng được gọi tên lần lượt là Pliotrema kajae và Pliotrema annae.
Điều đặc biệt là hai con cá mập này có 6 mang mỗi bên má. Trong khi các loài cá mập lưỡi cưa thông thường được tìm thấy chỉ có 5 khe mang.
Tiến sĩ Simon Weigmann, làm việc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Elasmobranch ở Hamburg, Đức khẳng định, hiện tượng cá mập lưỡi cưa có đến 6 mang là cực kỳ hiếm.
Phát hiện đáng kinh ngạc này chứng minh sự đa dạng sinh học và động vật quý hiếm ở khu vực miền tây Ấn Độ Dương. Tuy nhiên vẫn có nhiều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá.
Cá mập lưỡi cưa có đặc điểm nhận dạng với chiếc mũi dài và sắc nhọn y hệt máy cưa. Đây cũng là "vũ khí bí mật" để chúng săn tìm và xử con mồi thành từng mảnh nhỏ dễ dàng hơn, nhờ chuyển động nhanh, linh hoạt.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đang lo ngại việc săn bắt quá mức sẽ đe dọa tới môi trường sống của loài cá mập này. Mặc dù vùng biển chúng được tìm thấy là khu vực quan trọng bảo tồn cá mập và cá đuối.
Chia sẻ thêm về loài cá mập mới, tiến sĩ Simon cho biết: "Kiến thức về cá mập lưỡi cưa ở tây Ấn Độ Dương nhìn chung vẫn còn khá khan hiếm. Nếu xem xét môi trường, độ sâu sinh sống thích hợp của hai loài cá mới này, có thể thấy chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động đánh bắt từ ngư dân".
Andrew Andrew từ Đại học Newcastle chia sẻ: "Năm ngoái, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã khuyến cáo tình trạng cá mập và cá đuối bị bắt và khai thác ở Tây Nam Ấn Độ Dương, đồng thời kêu gọi những nỗ lực bảo vệ loài cá quý hiếm này
Trước đây, chỉ có một loài cá mập lưỡi cưa 6 mang có tên Pliotrema warreni được tìm thấy. Tuy nhiên hình chụp X-quang của chúng lại cho thấy sự khác biệt và chia ra làm 3 giống loài.
Kỳ lạ với loài cá đao mang trên đầu một lưỡi dài đầy răng cưa. Nguồn: Youtube Jimi Channel