Tàu vũ trụ Cassini của NASA trước khi bị phá hủy vào tháng 9/2017 đã phát hiện một hiện tượng kỳ lạ gần cực bắc mặt trăng Titan của sao Thổ vào tháng 6/2016, theo báo cáo mới.
|
Nguồn ảnh: phys. |
Được biết, tàu Cassini đã phát hiện ra nhiều hồ và biển hydrocarbon lỏng trên bề mặt lạnh lẽo của Mặt trăng Titan trong suốt 13 năm qua trong hệ thống Sao Thổ.
Nhưng trong phát hiện mới, ở diện tích khoảng 120.000 km vuông trên khí quyển vùng hồ Great Lakes xuất hiện một cơn mưa lớn, dạng khí mê-tan bốc hơi, tác giả chính Rajani D Breathra, tiến sĩ vật lý tại Đại học Idaho ở Moscow cho biết trong một tuyên bố.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sự kiện mưa khí titan này có khả năng báo hiệu rằng thời tiết mùa hè đã đến ở bán cầu bắc Mặt trăng Titan sao Thổ vào giữa năm 2016 ngay thời điểm đó.
Mời quý vị xem video: Top 9 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
Sao Thổ và nhiều mặt trăng vệ tinh của nó mất 29,5 năm Trái đất để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt trời, do đó, các mùa trong hệ thống hành tinh này có vành đai kéo dài gần 7,5 năm.
Được biết, Titan là hành tinh duy nhất ngoài Trái đất có các khối chất lỏng ổn định trên bề mặt. Nhưng hệ thống thời tiết của mặt trăng này rất khác so với Trái đất: Mưa, sông và biển Titan đều được tạo thành từ các hydrocarbon lỏng.