Mặt trăng Enceladus sao Thổ đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm kể từ khi nó được quan sát chi tiết bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA.
Với dữ liệu của Cassini, các nhà khoa học đã phát hiện ra một đại dương băng giá, nằm dưới mặt trăng và có những vệt sọc hổ kỳ lạ trên cực nam của mặt trăng, không giống bất kỳ thứ gì khác trong Hệ Mặt trời.
Vật chất băng giá từ đại dương của Enceladus phun vào không gian thông qua các sọc hoặc khe nứt trên bề mặt mặt trăng.
"Lần đầu tiên được nhìn thấy bởi tàu sứ mệnh Cassini tới sao Thổ, những sọc này song song và cách đều nhau, dài khoảng 130 km và cách nhau 35 km. Điều khiến chúng đặc biệt thú vị là chúng liên tục phun trào nước đá. Không có hành tinh băng giá hay mặt trăng nào giống như chúng".
|
Nguồn ảnh: Space. |
Trong nghiên cứu mới, Hemingway và các đồng nghiệp Max Rudolph của Đại học California, Davis và Michael Manga của UC Berkeley đã sử dụng các mô hình để khám phá cách các lực vật lý trên mặt trăng Enceladus khiến những vết nứt này hình thành và giữ chúng đúng vị trí.
Nhóm nghiên cứu cũng rất muốn tìm hiểu tại sao các vết nứt này cách đều nhau và chỉ có ở cực nam của Enceladus.
Mặt trăng không đông cứng, vì những thay đổi lực hấp dẫn gây ra bởi quỹ đạo lệch tâm của nó quanh Sao Thổ kéo dài ra một chút. Hình dạng biến dạng này làm cho các tảng băng ở hai cực mỏng hơn và dễ bị tách ra hơn.
Điều này khiến họ kết luận rằng, các khe nứt tạo nên các sọc hổ này có thể đã hình thành trên cực bắc của mặt trăng cũng như cực nam, nhưng ở cực nam thì chúng bị nứt trước tiên và thể hiện rõ rệt hơn.
Họ cũng phát hiện ra rằng, các sọc hổ song song vẫn có nước biển phun ra từ nó, khiến nhiều vết nứt song song khác hình thành khi băng và tuyết tích tụ dọc theo các cạnh của khe nứt đầu tiên. Trọng lượng này tạo ra áp lực và hình thành nên các vết nứt mới.
"Mô hình của chúng tôi giải thích rõ đặc tính khoảng cách đều đặn của các vết nứt sọc hổ," Rudolph nói trong một tuyên bố.
Họ cũng phát hiện ra rằng, các vết nứt sọc hổ vẫn mở và tiếp tục phun trào một phần do ảnh hưởng thủy triều của lực hấp dẫn Sao Thổ thay đổi theo quỹ đạo kỳ lạ của mặt trăng.
"Vì nhờ những khe nứt này mà chúng tôi đã có thể lấy mẫu và nghiên cứu đại dương dưới đáy biển của Enceladus, điều quan trọng là phải hiểu các lực hình thành và duy trì chúng", Hemingway nói.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực