FBI hướng dẫn 3 cách để tránh bị mất tiền ngân hàng

Google News

Mới đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo về sự gia tăng đột biến của trojan ngân hàng, ứng dụng giả mạo và các lỗ hổng tài chính khác.

Trojans có thể nằm im trên điện thoại trong nhiều năm, thu thập dữ liệu và các thông tin nhạy cảm. Khi bạn đăng nhập, phần mềm độc hại sẽ chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo và đánh cắp thông tin.

Các chuyên gia bảo mật đã tìm thấy gần 65.000 ứng dụng giả trên các cửa hàng ứng dụng trong năm 2018.

Ngay cả khi bạn không sử dụng ứng dụng ngân hàng, phần mềm độc hại vẫn có thể tấn công vào các dịch vụ đầu tư, dịch vụ giao đồ ăn, hệ thống mua sắm trực tuyến theo những cách tương tự.

FBI huong dan 3 cach de tranh bi mat tien ngan hang


Các ứng dụng tài chính, ngân hàng luôn là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Ảnh: TIỂU MINH

FBI khuyến cáo người dùng nên cẩn thận khi cài đặt ứng dụng, đồng thời kích hoạt tính năng bảo mật hai lớp trên điện thoại và tài khoản (nếu có).

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nhấp vào các liên kết đáng ngờ trong email hoặc tin nhắn văn bản, thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè, người thân.

Không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai qua điện thoại hoặc văn bản, các ngân hàng, tổ chức tài chính không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp các mã này qua điện thoại.

FBI khuyến cáo người dùng nên tập thói quen sử dụng mật khẩu mạnh, tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký hiệu đặc biệt (không sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản).

Trong khi đó, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia khuyến nghị người dùng nên sử dụng mật khẩu có độ dài tối thiểu 15 ký tự.

Tất nhiên, sẽ rất khó để có thể nhớ được tất cả mật khẩu. Để khắc phục vấn đề này, bạn hãy cài đặt thêm các ứng dụng quản lý mật khẩu như LastPass, NordPass... Các dịch vụ này sẽ tạo, ghi nhớ, cập nhật mật khẩu phức tạp và đồng bộ hóa chúng trên tất cả các thiết bị và nền tảng của bạn.

 
Theo Tiểu Minh/PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)