Động vật ngủ như thế nào? Thói quen ngủ của các loài khác nhau sao?

Google News

Hầu hết tất cả các loài động vật đều ngủ, nhưng thời gian và cách thức ngủ của chúng lại vô cùng khác nhau.

Trong khi một số sinh vật ngủ hơn 18 giờ mỗi ngày, thì lại có những sinh vật khác chỉ cần chợp mắt vài giây mỗi lần.
Môi trường sống, giải phẫu máu lạnh, máu nóng, kích thước não, cách thức kiếm ăn và nhiều yếu tố khác góp phần hình thành nên những kiểu ngủ của động vật.
Theo nguyên tắc chung, các loài giống nhau về mặt di truyền sẽ có thói quen ngủ giống nhau. Do đó, chúng ta sẽ chia những loài động vật theo nhóm để nói trong bài viết này.
Dong vat ngu nhu the nao? Thoi quen ngu cua cac loai khac nhau sao?
 
Tất cả các loài động vật có ngủ không?
Không biết tất cả các loài động vật có cần ngủ hay không, nhưng ngủ là một trong những điều cần thiết đối với hầu hết các loài, để chúng có thể hoạt động bình thường. Sự trao đổi chất của não - hoặc các quá trình hóa học cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động - phụ thuộc vào giấc ngủ để nạp năng lượng. Quá trình này tương đối giống nhau ở tất cả các loài động vật.
Nếu không ngủ, não có thể sẽ bị quá tải và ngừng hoạt động. Thời gian tỉnh táo dài nhất được ghi nhận của một người là 264 giờ (khoảng 11 ngày). Ảo giác, mất trí nhớ và thay đổi tâm trạng là những tác dụng phụ được ghi nhận khi không ngủ trong thời gian dài, nhưng tất cả đều là tạm thời.
Trong thế giới động vật, giấc ngủ phức tạp hơn. Bởi vì hầu hết các loài động vật đều có khả năng bị tổn thương cao nhất khi ngủ.
Dong vat ngu nhu the nao? Thoi quen ngu cua cac loai khac nhau sao?-Hinh-2
 
Loài động vật nào ngủ nhiều nhất?
Thời gian ngủ có thể từ vài giờ đến gần 24 giờ trong thế giới động vật. Dưới đây là một số loài động vật ngủ trung bình nhiều nhất:
Brown Bat: 20 giờ mỗi ngày
Sư tử: 19 giờ mỗi ngày
Giant Armadillo: 18 giờ mỗi ngày
Opossum Bắc Mỹ: 18 giờ mỗi ngày
Hổ: 18 giờ mỗi ngày
Mèo: 14 giờ mỗi ngày
Chó: 13 giờ mỗi ngày
Thời lượng ngủ của mỗi mỗi loài tùy thuộc vào môi trường sống của chúng, tuy nhiên chó hoang sẽ ngủ ít hơn chó nhà nhiều. Một con gấu trong tự nhiên sẽ có thói quen ngủ khác với một con trong vườn thú.
Thói quen ngủ của động vật có vú và các loài chim
Nhiều loài động vật có vú và chim sở hữu một kiểu ngủ đặc biệt gọi là ngủ Chuyển động mắt nhanh (REM). Động vật như chó, linh trưởng và con người cũng trải qua giấc ngủ REM. Đây là giai đoạn ngủ sâu nhất của động vật có vú và là giai đoạn nghỉ ngơi trong đêm, nơi các giấc mơ xảy ra.
Một lý do khiến động vật có vú cần giấc ngủ REM là để giữ ấm hộp sọ và não. Đổi lại, điều này giữ cho các chức năng cơ thể bình thường và các quá trình tái tạo hoạt động trơn tru. Sự trao đổi chất và khả năng hấp thụ thức ăn là một trong những chức năng được hưởng lợi từ giấc ngủ REM.
Nếu không có giấc ngủ REM, hầu hết các loài động vật có vú có thể chết, vì cơ thể về cơ bản sẽ ngừng hoạt động. Đối với một số loài động vật, như cú, điều này thay đổi theo độ tuổi. Cú con sẽ dành gần 50% thời gian ngủ trong giai đoạn REM, trong khi những con trưởng thành thì gần 25%.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loài động vật có vú đều cần giấc ngủ REM - gấu và các loài động vật ngủ đông khác hoàn toàn không trải qua giai đoạn này. Khi ở trạng thái ngủ đông vào mùa đông, quá trình trao đổi chất của động vật diễn ra chậm hơn 20 lần so với khi thức. Động vật ngủ đông thường có nhiệt độ cơ thể chỉ cao hơn không khí xung quanh chúng một độ C. Điều này có nghĩa là trong những tháng mùa đông, động vật ngủ đông sẽ ngủ ở mức độ sâu hơn nhiều so với REM để tiết kiệm năng lượng.
Thói quen ngủ của sinh vật biển
Các sinh vật biển có kiểu ngủ rất khác so với các động vật trên cạn và trên không. Ví dụ, cá voi trôi theo phương thẳng đứng với một nửa não của chúng thức trong khi ngủ. Cá voi chỉ ngủ tối đa 10 phút mỗi lần.
Mặt khác, cá heo khi ngủ sẽ gần như nằm yên hoàn toàn và từ từ hít thở không khí. Để làm được điều này, họ cũng ngủ với một bên não vẫn hoạt động.
Hầu như tất cả các loài cá mập đều ngủ theo cách giống như cá heo. Tuy nhiên, cá mập y tá là một ngoại lệ và có thể ngủ yên hoàn toàn dưới đáy đại dương.
Cá cũng thường xuyên ngủ và thức dậy- vừa để tránh động vật ăn thịt vừa để lọc oxy đúng cách.
Thói quen ngủ của động vật lưỡng cư
Không có nhiều nghiên cứu được thực hiện về thói quen ngủ của động vật lưỡng cư. Người ta chưa biết đầy đủ về việc ếch có ngủ hay không. Người ta đã quan sát thấy chúng ngồi yên và nhắm mắt khi ngồi trên tán lá - được cho là trạng thái ngủ của chúng, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn về điều này.
Tuy nhiên, một số loài sa giông có thể ngủ sâu. Trong điều kiện khí hậu nóng, một số loài lưỡng cư này sẽ đào hố sâu xuống đất để nằm im. Bằng cách này, chúng có thể tìm thấy độ ẩm thích hợp và tránh những kẻ săn mồi trong nhiều giờ liền.
Tương tự, kỳ nhông hổ đào sâu xuống đất và dành phần lớn thời gian ở đây, cả lúc thức và lúc ngủ. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính của loài động vật này là chúng sống về đêm. Điều này có nghĩa là ban ngày chúng sẽ đi vào giấc ngủ sâu và xuất hiện khi mặt trời lặn để săn mồi ngắn ngủi.
Thói quen ngủ của loài bò sát
Tùy từng loài mà bò sát có thói quen ngủ khác nhau. Ví dụ, rắn không có mí mắt - nghĩa là chúng không thể nhắm mắt để ngủ. Thay vào đó, chúng sẽ nằm yên và mở mắt, đồng thời các chức năng của não cũng hoạt động chậm lại và toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi.
Cá sấu cũng ngủ với một nửa bộ não. Không giống như các loài khác ở vị trí thấp hơn trong chuỗi thức ăn, lý do chính khiến cá sấu ngủ như vậy là để cảnh giác với những con mồi gần đó. Trong khi ngủ, chúng sẽ mở một mắt (được kết nối với phần não "thức").
Thói quen ngủ của côn trùng
Hầu hết các loài côn trùng đều ngủ - trên thực tế, chúng rất giống con người. Chẳng hạn như loài ong sẽ ngủ trưa.
Ruồi giấm cũng ngủ. Tương tự như con người, chúng phản ứng với các hóa chất làm thay đổi giấc ngủ như caffeine. Mặc dù vẫn chưa biết liệu các loài côn trùng có đạt đến giấc ngủ REM hay không, nhưng ruồi giấm tái tạo và phục hồi những tổn thương cơ chế quan trọng trong khi đang ngủ.
Gián luôn mở mắt trong khi ngủ vì chúng (và nhiều loài côn trùng khác) không có mí mắt. Tuy nhiên, chúng sẽ gập râu xuống để bảo vệ các cơ quan quan trọng và những khu vực dễ bị tổn thương trong khi ngủ.
Theo Đức Khương/Trí Thức Trẻ

>> xem thêm

Bình luận(0)