Vào năm 1895, các nhà khoa học đã tìm thấy một loại sinh vật mới sống ở độ sâu 1000 mét dưới bề mặt đại dương. Do có ngoại hình hơi giống cá voi nên loài sinh vật này được đặt tên là loài cá Whalefish.Tuy nhiên, loài cá này sau đó đã trở thành bí ẩn gây mơ hồ cho giới nghiên cứu. Tới năm 1956, các nhà khoa học phát hiện ra một loài cá mới khác. Chúng được đặt tên là cá Vòi rồng vì sở hữu một chiếc đuôi dài uốn lượn.Loài cá mới này có ngoại hình hoàn toàn khác so với cá Whalefish trước đó. Chúng còn được tìm thấy sinh sống gần bề mặt đại dương thay vì dưới bề mặt sâu như cá Whalefish.Đặc biệt, có một điều vô cùng khó hiểu về loài sinh vật này đó là: toàn bộ 120 cá thể cá vòi rồng mà các nhà khoa học nghiên cứu đều là ấu trùng hoặc con non.Vì vậy các nhà nghiên cứu dù cố tìm kiếm những cũng không hiểu những con cá trưởng thành đã đi đâu. Năm 1966, các nhà khoa học lại phát hiện ra một loài cá mới gọi là cá Mũi to. Chúng có một chiếc mũi phình to bất thường và hàm trên không cử động được.Điều kỳ lạ ở chỗ, 65 cá thể cá Mũi to được thu thập ngẫu nhiên đều là các cá thể đực. Sau nhiều thập kỷ, đáp án cuối cùng đã được đưa ra. Thật thú vị, cá Whalefish, cá Vòi rồng và cá Mũi to thực chất đều cùng là một loài.Cá Whalefish trải qua một quá trình biến đổi đáng kinh ngạc từ khi còn nhỏ đến tuổi trưởng thành, nhưng kết quả phụ thuộc vào giới tính của nó. Khi là ấu trùng, nó không vảy, có đuôi dài và miệng giống như có một vết cắn hài hước, sống và kiếm ăn gần bề mặt đại dương.Khi trưởng thành, đối với con đực, vảy hình thành dọc theo cơ thể, xương hàm của chúng biến mất và xuất hiện một chiếc mũi lớn ở phía trước.Bên trong cơ thể của cá Whalefish cũng trải qua một sự biến đổi hoàn toàn thực quản và dạ dày biến mất, thay vào đó là các cơ quan sinh dục cùng một lá gan khổng lồ.Những con đực thường nuốt sống con mồi là những loài động vật giáp xác, giữ trong cơ thể để tạo ra năng lượng.Trong khi đó, cá Whalefish cái trải qua ít thay đổi hơn so với cá đực. Cơ thể con cái màu cam và đỏ tuyệt đẹp, trong khi con đực chỉ có một màu. Cơ thể chúng khi nở ra trông giống một con cá voi tấm sừng hàm thu nhỏ, sau phát triển đến kích thước lớn hơn nhiều so với đồng loại đực.Các nhà khoa học hiện biết rất ít về thói quen của loài cá này, chúng sống và hoạt động ở nơi độ sâu lớn dưới mặt biển, kiếm ăn bằng ánh sáng mờ ảo, rút lui về độ an toàn của độ sâu vào ban ngày.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Vào năm 1895, các nhà khoa học đã tìm thấy một loại sinh vật mới sống ở độ sâu 1000 mét dưới bề mặt đại dương. Do có ngoại hình hơi giống cá voi nên loài sinh vật này được đặt tên là loài cá Whalefish.
Tuy nhiên, loài cá này sau đó đã trở thành bí ẩn gây mơ hồ cho giới nghiên cứu. Tới năm 1956, các nhà khoa học phát hiện ra một loài cá mới khác. Chúng được đặt tên là cá Vòi rồng vì sở hữu một chiếc đuôi dài uốn lượn.
Loài cá mới này có ngoại hình hoàn toàn khác so với cá Whalefish trước đó. Chúng còn được tìm thấy sinh sống gần bề mặt đại dương thay vì dưới bề mặt sâu như cá Whalefish.
Đặc biệt, có một điều vô cùng khó hiểu về loài sinh vật này đó là: toàn bộ 120 cá thể cá vòi rồng mà các nhà khoa học nghiên cứu đều là ấu trùng hoặc con non.
Vì vậy các nhà nghiên cứu dù cố tìm kiếm những cũng không hiểu những con cá trưởng thành đã đi đâu. Năm 1966, các nhà khoa học lại phát hiện ra một loài cá mới gọi là cá Mũi to. Chúng có một chiếc mũi phình to bất thường và hàm trên không cử động được.
Điều kỳ lạ ở chỗ, 65 cá thể cá Mũi to được thu thập ngẫu nhiên đều là các cá thể đực. Sau nhiều thập kỷ, đáp án cuối cùng đã được đưa ra. Thật thú vị, cá Whalefish, cá Vòi rồng và cá Mũi to thực chất đều cùng là một loài.
Cá Whalefish trải qua một quá trình biến đổi đáng kinh ngạc từ khi còn nhỏ đến tuổi trưởng thành, nhưng kết quả phụ thuộc vào giới tính của nó. Khi là ấu trùng, nó không vảy, có đuôi dài và miệng giống như có một vết cắn hài hước, sống và kiếm ăn gần bề mặt đại dương.
Khi trưởng thành, đối với con đực, vảy hình thành dọc theo cơ thể, xương hàm của chúng biến mất và xuất hiện một chiếc mũi lớn ở phía trước.
Bên trong cơ thể của cá Whalefish cũng trải qua một sự biến đổi hoàn toàn thực quản và dạ dày biến mất, thay vào đó là các cơ quan sinh dục cùng một lá gan khổng lồ.
Những con đực thường nuốt sống con mồi là những loài động vật giáp xác, giữ trong cơ thể để tạo ra năng lượng.
Trong khi đó, cá Whalefish cái trải qua ít thay đổi hơn so với cá đực. Cơ thể con cái màu cam và đỏ tuyệt đẹp, trong khi con đực chỉ có một màu. Cơ thể chúng khi nở ra trông giống một con cá voi tấm sừng hàm thu nhỏ, sau phát triển đến kích thước lớn hơn nhiều so với đồng loại đực.
Các nhà khoa học hiện biết rất ít về thói quen của loài cá này, chúng sống và hoạt động ở nơi độ sâu lớn dưới mặt biển, kiếm ăn bằng ánh sáng mờ ảo, rút lui về độ an toàn của độ sâu vào ban ngày.