Ngày 19/10, Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) cho biết dù bị nhiều sinh vật biển bao phủ, nhưng có thể xác định được thanh kiếm này làm bằng sắt, nặng khoảng 1-2 kg với phần lưỡi dài 1 m.Thanh kiếm là một hiện vật hiếm từ thời Trung cổ, được tìm thấy trong tình trạng hoàn hảo nhờ nằm sâu dưới lớp cát, tránh được tình trạng oxy hóa.Bờ biển Carmel, nơi phát hiện thanh kiếm, có nhiều vịnh nhỏ và là nơi tránh bão của tàu thuyền trong nhiều thế kỷ. Do đó, tại khu vực này đã phát lộ nhiều cổ vật. Thanh kiếm 900 năm tuổi cho đến nay dường như là hiện vật thời kỳ Thập tự chinh duy nhất được phát hiện tại khu vực, do các hiện vật khác được tìm thấy đều thuộc thời kỳ đồ đồng, khoảng 4.000 năm trước.Một số nhà nghiên cứu cho rằng thanh kiếm có mối liên kết với pháo đài Atlit, nằm cách thành phố Haifa 13 km, được xây dựng vào năm 1218 trong cuộc Thập tự chinh thứ 5.Sau khi được IAA phục hồi và nghiên cứu, thanh kiếm sẽ được trưng bày cho người dân chiêm ngưỡng.Các cuộc Thập tự chinh bắt đầu từ năm 1095 và kéo dài nhiều thế kỷ sau đó, là các cuộc chiến tranh tôn giáo do những hiệp sĩ Cơ đốc giáo tiến hành với mục tiêu chính là khôi phục sự kiểm soát của Cơ đốc giáo với vùng Đất Thánh.Cuộc Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1221): Dù thất bại tai tiếng trong cuộc Thập tự chinh thứ tư nhưng Giáo hoàng vẫn tiếp tục rao giảng về các cuộc viễn chinh quân sự nhằm lấy lại vùng Đất Thánh.Honorius III, người kế nhiệm Giáo hoàng Innocent đã thuyết phục thành công vua Andrew II của Hungary và Bá tước Leopold VI của Áo dẫn đầu cuộc Thập tự chinh thứ năm này. Cũng giống như cuộc Thập tự chinh trước, Ai Cập là nơi họ bắt đầu chiến dịch.Vào năm 1219, Thập tự quân đã rất chật vật để chiếm được cảng Damietta của Ai Cập. Sau đó, người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là nếu nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo.Thập tự quân đã quá kiêu hãnh vì chiến thắng này và đã bác bỏ đề nghị của Ai Cập.Cuối cùng, Thập tự quân đã bị thất bại khi tiến vào Cairo và buộc phải trở về nước mà không chiếm được Ai Cập cũng như vùng Đất Thánh.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Ngày 19/10, Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) cho biết dù bị nhiều sinh vật biển bao phủ, nhưng có thể xác định được thanh kiếm này làm bằng sắt, nặng khoảng 1-2 kg với phần lưỡi dài 1 m.
Thanh kiếm là một hiện vật hiếm từ thời Trung cổ, được tìm thấy trong tình trạng hoàn hảo nhờ nằm sâu dưới lớp cát, tránh được tình trạng oxy hóa.
Bờ biển Carmel, nơi phát hiện thanh kiếm, có nhiều vịnh nhỏ và là nơi tránh bão của tàu thuyền trong nhiều thế kỷ. Do đó, tại khu vực này đã phát lộ nhiều cổ vật.
Thanh kiếm 900 năm tuổi cho đến nay dường như là hiện vật thời kỳ Thập tự chinh duy nhất được phát hiện tại khu vực, do các hiện vật khác được tìm thấy đều thuộc thời kỳ đồ đồng, khoảng 4.000 năm trước.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng thanh kiếm có mối liên kết với pháo đài Atlit, nằm cách thành phố Haifa 13 km, được xây dựng vào năm 1218 trong cuộc Thập tự chinh thứ 5.
Sau khi được IAA phục hồi và nghiên cứu, thanh kiếm sẽ được trưng bày cho người dân chiêm ngưỡng.
Các cuộc Thập tự chinh bắt đầu từ năm 1095 và kéo dài nhiều thế kỷ sau đó, là các cuộc chiến tranh tôn giáo do những hiệp sĩ Cơ đốc giáo tiến hành với mục tiêu chính là khôi phục sự kiểm soát của Cơ đốc giáo với vùng Đất Thánh.
Cuộc Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1221): Dù thất bại tai tiếng trong cuộc Thập tự chinh thứ tư nhưng Giáo hoàng vẫn tiếp tục rao giảng về các cuộc viễn chinh quân sự nhằm lấy lại vùng Đất Thánh.
Honorius III, người kế nhiệm Giáo hoàng Innocent đã thuyết phục thành công vua Andrew II của Hungary và Bá tước Leopold VI của Áo dẫn đầu cuộc Thập tự chinh thứ năm này. Cũng giống như cuộc Thập tự chinh trước, Ai Cập là nơi họ bắt đầu chiến dịch.
Vào năm 1219, Thập tự quân đã rất chật vật để chiếm được cảng Damietta của Ai Cập. Sau đó, người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là nếu nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo.
Thập tự quân đã quá kiêu hãnh vì chiến thắng này và đã bác bỏ đề nghị của Ai Cập.
Cuối cùng, Thập tự quân đã bị thất bại khi tiến vào Cairo và buộc phải trở về nước mà không chiếm được Ai Cập cũng như vùng Đất Thánh.