Một ngư dân tên Fraser, người New Zealand trong một lần đi câu ở gần bán đảo Karikari đã kéo lên được một vật thể lạ như miếng thạch rau câu trong suốt.Sau khi cầm lên xem, Fraser phát hiện ra nó không phải kẹo, cũng chẳng phải thạch mà là một sinh vật sống. Toàn thân nó trong suốt nhưng ở gần đuôi lại có một đốm màu cam.Điều này khiến Fraser và bạn rất ngạc nhiên, họ xem xét kỹ càng vẫn không thể xác định nguồn gốc của nó. Cuối cùng họ chụp ảnh của nó và đăng lên mạng tìm kiếm sự trợ giúp từ cộng đồng mạng. Tuy nhiên không một ai biết nó là sinh vật biển nào.Để tìm hiểu về con vật kỳ lạ này, Fraser và bạn đã đi thuyền tới Viện Hải dương học thành phố và nhờ chuyên gia giải đáp. Chuyên gia sinh vật biển Deborah Cracknell đã nói với anh rằng đây là một loại cá biển có tên là Salpa maggiore hay còn gọi là cá bống biển.Cá bống biển thường được tìm thấy ở vùng biển lạnh, phía Nam đại dương. Chúng có cơ thể dạng ống, vảy cứng, cơ thể rắn chắc như thạch vậy.Cơ thể cá bống biển có dạng sền sệt như keo. Chúng di chuyển bằng cách co người lại, kéo nước ở đầu phía trước và đẩy nước ra phía sau như lực đẩy phản lực.Thức ăn của cá bống biển là phù du, thế nhưng trong cơ thể trong suốt của chúng có 1 màng nhầy giúp làm sạch tất cả vật liệu có thể ăn được, lọc bỏ phần thừa.Với cơ thể trong suốt này, cá bống biển dễ dàng ngụy trang và tránh được sự săn lùng của kè thù. Loài sinh vật này có cách sống khá độc đáo, tùy từng chu kỳ, chúng có thể sống ở dạng cá thể (đơn lẻ) hoặc dạng nhóm.Với chu kỳ sống ở dạng nhóm, cá bống biển sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn, cùng di chuyển, cùng ăn và cùng phát triển.Chúng di chuyển bằng cách co thân mình và bơm nước vào thân. Chúng sống bằng cách căng thân để lấy nước và qua đó hút các loại phù du thành thức ăn.Cá bống biển còn được mệnh danh là "máy lọc sinh học của đại dương" bởi nó có thể loại bỏ carbon rất tốt.Chúng là một trong số những nhân tố đóng vai trò rất lớn trong quá trình làm sạch carbon dioxide trong đại dương, giúp Trái Đất khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Một ngư dân tên Fraser, người New Zealand trong một lần đi câu ở gần bán đảo Karikari đã kéo lên được một vật thể lạ như miếng thạch rau câu trong suốt.
Sau khi cầm lên xem, Fraser phát hiện ra nó không phải kẹo, cũng chẳng phải thạch mà là một sinh vật sống. Toàn thân nó trong suốt nhưng ở gần đuôi lại có một đốm màu cam.
Điều này khiến Fraser và bạn rất ngạc nhiên, họ xem xét kỹ càng vẫn không thể xác định nguồn gốc của nó. Cuối cùng họ chụp ảnh của nó và đăng lên mạng tìm kiếm sự trợ giúp từ cộng đồng mạng. Tuy nhiên không một ai biết nó là sinh vật biển nào.
Để tìm hiểu về con vật kỳ lạ này, Fraser và bạn đã đi thuyền tới Viện Hải dương học thành phố và nhờ chuyên gia giải đáp. Chuyên gia sinh vật biển Deborah Cracknell đã nói với anh rằng đây là một loại cá biển có tên là Salpa maggiore hay còn gọi là cá bống biển.
Cá bống biển thường được tìm thấy ở vùng biển lạnh, phía Nam đại dương. Chúng có cơ thể dạng ống, vảy cứng, cơ thể rắn chắc như thạch vậy.
Cơ thể cá bống biển có dạng sền sệt như keo. Chúng di chuyển bằng cách co người lại, kéo nước ở đầu phía trước và đẩy nước ra phía sau như lực đẩy phản lực.
Thức ăn của cá bống biển là phù du, thế nhưng trong cơ thể trong suốt của chúng có 1 màng nhầy giúp làm sạch tất cả vật liệu có thể ăn được, lọc bỏ phần thừa.
Với cơ thể trong suốt này, cá bống biển dễ dàng ngụy trang và tránh được sự săn lùng của kè thù. Loài sinh vật này có cách sống khá độc đáo, tùy từng chu kỳ, chúng có thể sống ở dạng cá thể (đơn lẻ) hoặc dạng nhóm.
Với chu kỳ sống ở dạng nhóm, cá bống biển sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn, cùng di chuyển, cùng ăn và cùng phát triển.
Chúng di chuyển bằng cách co thân mình và bơm nước vào thân. Chúng sống bằng cách căng thân để lấy nước và qua đó hút các loại phù du thành thức ăn.
Cá bống biển còn được mệnh danh là "máy lọc sinh học của đại dương" bởi nó có thể loại bỏ carbon rất tốt.
Chúng là một trong số những nhân tố đóng vai trò rất lớn trong quá trình làm sạch carbon dioxide trong đại dương, giúp Trái Đất khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu.