Theo định vị tại TP HCM của trang Time and Date, từ Việt Nam bạn sẽ chiêm ngưỡng đêm đẹp nhất của mưa sao băng Ursids vào đêm ngày 22, rạng sáng 23/12, với khoảng 10 ngôi sao băng mỗi giờ.Tuy đây chỉ là một trận mưa sao băng nhỏ so với Geminids rực rỡ hồi giữa tháng 12 nhưng nó rơi vào thời điểm thuận lợi để quan sát.Đến sáng 22/12, Mặt Trăng chỉ còn là một lưỡi liềm cực mỏng dưới 3% và đến hôm 23/12 sẽ chính thức thành trăng non - tức Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng nằm ở giữa - khiến phía đêm tối của Trái Đất hoàn toàn không thể thấy nó.Mưa sao băng vốn có ánh sáng yếu hơn ánh trăng nhiều nên sẽ đẹp nhất trong những đêm không trăng.Mưa sao băng Ursids sẽ như tuôn ra từ chòm sao Ursa Minior (Tiểu Hùng, tức con gấu nhỏ), nên được đặt một cái tên gần với tên chòm sao - mưa sao băng "gấu con".Thế nhưng "mẹ" thực sự của mưa sao băng là sao chổi 8P/Tuttle, một sao chổi tuần hoàn với quỹ đạo 13,6 năm quanh Mặt Trời.Tuy vậy, nó vẫn để lại một chiếc đuôi đá bụi dài và tồn tại đủ lâu để biến thành mưa sao băng mỗi khi Trái Đất đi qua chiếc đuôi đó tháng 12 hằng năm.Mưa sao băng Ursids hoạt động từ ngày 17/12 đến 24/12 hằng năm, tuy nhiên vì nó không mấy "nặng hạt" nên việc quan sát đúng đêm cực đại sẽ giúp bạn chiêm ngưỡng dễ dàng hơn.Theo đó, người xem quan sát tốt nhất sẽ là ngay sau nửa đêm từ một địa điểm tối, xa ánh đèn thành phố.Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Ursa Minor, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.Rạng sáng ngày 22/12 cũng là lúc diễn ra Đông chí. Hiện tượng xảy ra lúc 4:40 (giờ Việt Nam). Theo đó, cực nam của trái đất sẽ nghiêng về phía mặt trời và Mặt trời sẽ đạt đến vị trí cực nam trên bầu trời, nằm ngay trên chí tuyến 23,44 độ vĩ nam.Đây là ngày đầu tiên của mùa đông (đông chí) ở Bắc bán cầu và ngày đầu tiên của mùa hè (Hạ chí) ở Nam bán cầu.>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).
Theo định vị tại TP HCM của trang Time and Date, từ Việt Nam bạn sẽ chiêm ngưỡng đêm đẹp nhất của mưa sao băng Ursids vào đêm ngày 22, rạng sáng 23/12, với khoảng 10 ngôi sao băng mỗi giờ.
Tuy đây chỉ là một trận mưa sao băng nhỏ so với Geminids rực rỡ hồi giữa tháng 12 nhưng nó rơi vào thời điểm thuận lợi để quan sát.
Đến sáng 22/12, Mặt Trăng chỉ còn là một lưỡi liềm cực mỏng dưới 3% và đến hôm 23/12 sẽ chính thức thành trăng non - tức Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng nằm ở giữa - khiến phía đêm tối của Trái Đất hoàn toàn không thể thấy nó.
Mưa sao băng vốn có ánh sáng yếu hơn ánh trăng nhiều nên sẽ đẹp nhất trong những đêm không trăng.
Mưa sao băng Ursids sẽ như tuôn ra từ chòm sao Ursa Minior (Tiểu Hùng, tức con gấu nhỏ), nên được đặt một cái tên gần với tên chòm sao - mưa sao băng "gấu con".
Thế nhưng "mẹ" thực sự của mưa sao băng là sao chổi 8P/Tuttle, một sao chổi tuần hoàn với quỹ đạo 13,6 năm quanh Mặt Trời.
Tuy vậy, nó vẫn để lại một chiếc đuôi đá bụi dài và tồn tại đủ lâu để biến thành mưa sao băng mỗi khi Trái Đất đi qua chiếc đuôi đó tháng 12 hằng năm.
Mưa sao băng Ursids hoạt động từ ngày 17/12 đến 24/12 hằng năm, tuy nhiên vì nó không mấy "nặng hạt" nên việc quan sát đúng đêm cực đại sẽ giúp bạn chiêm ngưỡng dễ dàng hơn.
Theo đó, người xem quan sát tốt nhất sẽ là ngay sau nửa đêm từ một địa điểm tối, xa ánh đèn thành phố.
Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Ursa Minor, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.
Rạng sáng ngày 22/12 cũng là lúc diễn ra Đông chí. Hiện tượng xảy ra lúc 4:40 (giờ Việt Nam). Theo đó, cực nam của trái đất sẽ nghiêng về phía mặt trời và Mặt trời sẽ đạt đến vị trí cực nam trên bầu trời, nằm ngay trên chí tuyến 23,44 độ vĩ nam.
Đây là ngày đầu tiên của mùa đông (đông chí) ở Bắc bán cầu và ngày đầu tiên của mùa hè (Hạ chí) ở Nam bán cầu.
>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).