Đây là một trận mưa sao băng rất đặc biệt vì không rơi từ sao chổi mà rơi từ 3200 Phaethon, một tiểu hành tinh.3200 Phaethon mất khoảng 1,4 năm để quay hết một vòng quanh Mặt Trời nhưng cứ mỗi cuối năm, Trái Đất lại bay qua chiếc đuôi đá bụi mà nó giải phóng qua những lần thăng hoa, tạo nên mưa sao băng Geminids tuyệt đẹp.Tiểu hành tinh này cũng là vật thể kỳ thú đối với giới thiên văn bởi thuộc nhóm tiểu hành tinh carbonaceous chondrites có từ thuở sơ khai của hệ Mặt Trời, tức tận 4,6 tỉ năm trước, cũng là loại đá không gian gieo mầm đại dương và sự sống cho các hành tinh.Điều này có nghĩa 3200 Phaethon có thể còn "già" hơn Trái Đất.Mưa sao băng Geminids từ vật thể thuộc về vũ trụ cổ đại này sẽ rơi từ ngày 4/12 đến 20/12 trong năm nay.Theo định vị của trang Time and Date tại TP. HCM, đêm cực đại sẽ rơi vào đêm 14, rạng sáng 15/12, với đỉnh điểm là 150 ngôi sao băng mỗi giờ. Phần lớn các trận mưa sao băng trong năm chỉ rơi ở mức 10-20 ngôi sao băng mỗi giờ.Cả hai bán cầu đều có thể quan sát mưa sao băng Geminids, trông như tuôn ra từ chòm sao Gemini (Song Tử), mang hình dáng hai chàng trai.Tên mưa sao băng không được đặt theo tên vật thể tạo ra nó mà theo tên chòm sao ở nơi nó trông như phát ra trên bầu trời.Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết năm nay, cực điểm của mưa sao băng Geminids sẽ bị ánh Trăng ảnh hưởng phần nào.Tuy nhiên, ở những khu vực ít ô nhiễm và có bầu trời quang mây, bạn vẫn có cơ hội chứng kiến nhiều sao băng của nó lao qua bầu trời.“Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát mưa sao băng này là đêm 13 rạng sáng 14. Tất nhiên, trên thực tế bạn có thể quan sát nó với lượng sao băng ít hơn vào đêm trước hoặc sau đó, thậm chí từ những đêm đầu tháng 12, bạn cũng đã có thể may mắn nhìn thấy vài sao băng của nó”, ông Sơn thông tin.Theo chuyên gia, để quan sát trận mưa sao băng này, bạn cần xác định được khu vực trung tâm của nó. Đó là chòm sao Gemini (còn gọi là Song Tử), hay chính xác hơn là khu vực lân cận sao Castor - ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao này.>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).
Đây là một trận mưa sao băng rất đặc biệt vì không rơi từ sao chổi mà rơi từ 3200 Phaethon, một tiểu hành tinh.
3200 Phaethon mất khoảng 1,4 năm để quay hết một vòng quanh Mặt Trời nhưng cứ mỗi cuối năm, Trái Đất lại bay qua chiếc đuôi đá bụi mà nó giải phóng qua những lần thăng hoa, tạo nên mưa sao băng Geminids tuyệt đẹp.
Tiểu hành tinh này cũng là vật thể kỳ thú đối với giới thiên văn bởi thuộc nhóm tiểu hành tinh carbonaceous chondrites có từ thuở sơ khai của hệ Mặt Trời, tức tận 4,6 tỉ năm trước, cũng là loại đá không gian gieo mầm đại dương và sự sống cho các hành tinh.
Điều này có nghĩa 3200 Phaethon có thể còn "già" hơn Trái Đất.
Mưa sao băng Geminids từ vật thể thuộc về vũ trụ cổ đại này sẽ rơi từ ngày 4/12 đến 20/12 trong năm nay.
Theo định vị của trang Time and Date tại TP. HCM, đêm cực đại sẽ rơi vào đêm 14, rạng sáng 15/12, với đỉnh điểm là 150 ngôi sao băng mỗi giờ. Phần lớn các trận mưa sao băng trong năm chỉ rơi ở mức 10-20 ngôi sao băng mỗi giờ.
Cả hai bán cầu đều có thể quan sát mưa sao băng Geminids, trông như tuôn ra từ chòm sao Gemini (Song Tử), mang hình dáng hai chàng trai.
Tên mưa sao băng không được đặt theo tên vật thể tạo ra nó mà theo tên chòm sao ở nơi nó trông như phát ra trên bầu trời.
Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết năm nay, cực điểm của mưa sao băng Geminids sẽ bị ánh Trăng ảnh hưởng phần nào.
Tuy nhiên, ở những khu vực ít ô nhiễm và có bầu trời quang mây, bạn vẫn có cơ hội chứng kiến nhiều sao băng của nó lao qua bầu trời.
“Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát mưa sao băng này là đêm 13 rạng sáng 14. Tất nhiên, trên thực tế bạn có thể quan sát nó với lượng sao băng ít hơn vào đêm trước hoặc sau đó, thậm chí từ những đêm đầu tháng 12, bạn cũng đã có thể may mắn nhìn thấy vài sao băng của nó”, ông Sơn thông tin.
Theo chuyên gia, để quan sát trận mưa sao băng này, bạn cần xác định được khu vực trung tâm của nó. Đó là chòm sao Gemini (còn gọi là Song Tử), hay chính xác hơn là khu vực lân cận sao Castor - ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao này.
>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).