Được tạo ra bởi các mảnh vụn do tiểu hành tinh 3200 Phaethon để lại, mưa sao băng Geminids diễn ra từ ngày 7-17/12 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 13 rạng sáng ngày 14 với tuần suất có thể đạt tới 100 vệt sao băng/giờ.Năm nay thời điểm mưa sao băng Geminids đạt cực đại trùng với thời kỳ trăng khuyết cuối tháng. Mặt trăng có thể ảnh hưởng một chút đến việc quan sát.Tuy nhiên, do tần suất dày với nhiều vệt băng sáng đẹp nên người quan sát vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng rực rỡ nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.Ở Việt Nam, Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là sau 12 giờ đêm ngày 13/12, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.Mưa sao băng Geminid còn được gọi với tên “Vua của mưa sao băng” trong vô số cơn mưa sao băng diễn ra trong vòng 1 năm cũng một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm.Geminid khởi nguồn từ việc hướng chính của cơn mưa trùng hợp với chòm sao Song Tử (Gemini).Theo NASA thì đỉnh điểm của Geminids sẽ đến với đêm 14/12 với tần suất đạt 120 sao băng trong 1 giờ. Điều này tương đương với 2 sao băng trong 1 phút.Đại đa số các trận mưa sao băng khác đều bắt nguồn từ sao chổi. Tuy nhiên, Geminids lại có nguồn gốc từ các mảnh vụn của một tiểu hành tinh mang tên 3.200 Phaethon. Đây là 1 tiểu hành tinh sở hữu đường kính tầm 5km, di chuyển xung quanh mặt trời.Chính các mảnh vụn của tiểu hành tinh đã lưu lại trên đường di chuyển của chúng khi tiến gần mặt trời. Mỗi năm, khi Trái Đất đi qua các khu vực đó, mọi thiên thạch đi sâu vào khí quyển của Trái Đất. Chúng sẽ cháy sáng để tạo ra vô số vật sao băng mà chúng ta có thể quan sát ngay khi ở mặt đất.Geminids được chú ý đặc biệt bởi số lượng sao băng nhiều vô kể. Hơn hết, Geminids còn hội tụ rất nhiều vệt sáng rõ nổi bật.Mỗi năm vào ngày 13-14/12 Geminids sẽ xuất hiện. Thực tế, mọi người có cơ hội chiêm ngưỡng chúng ngay vào đêm hôm trước hoặc hôm sau. Tuy nhiên số lượng sao băng sẽ giảm đi.Cùng với mưa sao băng Geminids, vào cuối tháng 12, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Ursids. Tuy nhiên, đây là một trận mưa sao băng khá nhỏ với tần suất chỉ khoảng 5-10 vệt sao băng/giờ.>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).
Được tạo ra bởi các mảnh vụn do tiểu hành tinh 3200 Phaethon để lại, mưa sao băng Geminids diễn ra từ ngày 7-17/12 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 13 rạng sáng ngày 14 với tuần suất có thể đạt tới 100 vệt sao băng/giờ.
Năm nay thời điểm mưa sao băng Geminids đạt cực đại trùng với thời kỳ trăng khuyết cuối tháng. Mặt trăng có thể ảnh hưởng một chút đến việc quan sát.
Tuy nhiên, do tần suất dày với nhiều vệt băng sáng đẹp nên người quan sát vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng rực rỡ nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.
Ở Việt Nam, Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là sau 12 giờ đêm ngày 13/12, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.
Mưa sao băng Geminid còn được gọi với tên “Vua của mưa sao băng” trong vô số cơn mưa sao băng diễn ra trong vòng 1 năm cũng một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm.
Geminid khởi nguồn từ việc hướng chính của cơn mưa trùng hợp với chòm sao Song Tử (Gemini).
Theo NASA thì đỉnh điểm của Geminids sẽ đến với đêm 14/12 với tần suất đạt 120 sao băng trong 1 giờ. Điều này tương đương với 2 sao băng trong 1 phút.
Đại đa số các trận mưa sao băng khác đều bắt nguồn từ sao chổi. Tuy nhiên, Geminids lại có nguồn gốc từ các mảnh vụn của một tiểu hành tinh mang tên 3.200 Phaethon. Đây là 1 tiểu hành tinh sở hữu đường kính tầm 5km, di chuyển xung quanh mặt trời.
Chính các mảnh vụn của tiểu hành tinh đã lưu lại trên đường di chuyển của chúng khi tiến gần mặt trời. Mỗi năm, khi Trái Đất đi qua các khu vực đó, mọi thiên thạch đi sâu vào khí quyển của Trái Đất. Chúng sẽ cháy sáng để tạo ra vô số vật sao băng mà chúng ta có thể quan sát ngay khi ở mặt đất.
Geminids được chú ý đặc biệt bởi số lượng sao băng nhiều vô kể. Hơn hết, Geminids còn hội tụ rất nhiều vệt sáng rõ nổi bật.
Mỗi năm vào ngày 13-14/12 Geminids sẽ xuất hiện. Thực tế, mọi người có cơ hội chiêm ngưỡng chúng ngay vào đêm hôm trước hoặc hôm sau. Tuy nhiên số lượng sao băng sẽ giảm đi.
Cùng với mưa sao băng Geminids, vào cuối tháng 12, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Ursids. Tuy nhiên, đây là một trận mưa sao băng khá nhỏ với tần suất chỉ khoảng 5-10 vệt sao băng/giờ.
>>>Xem thêm video: Cực đỉnh mưa sao băng đầu tiên của thập kỷ (Nguồn: THDT).