Loài tôm "cứng đầu" có tên là tôm mù rimicaris hybisae - một "dũng sĩ" thách thức khả năng của các đầu bếp.Đến nay, chưa từng có tài liệu nào nhắc đến việc chế biến món tôm này. Nguyên nhân vô cùng bất ngờ, đó là bởi loài tôm này không bị chết ở nhiệt độ 100 độ C, thậm chí đến 450 độ C chúng vẫn có thể sống và bò lổm ngổm.Khi các nhà khoa học đến miệng phun thủy nhiệt, họ thấy đầy ắp sự sống. Nằm ở độ sâu 2.300-4.960 m, Mid-Cayman Rise được cho là nơi nóng nhất thế giới.Tại đây, hàng nghìn con tôm rimicaris hybisae được tìm thấy ở 2 lỗ thông thủy nhiệt cách nhau hơn 19 km. Chúng bám quanh các lỗ thông hơi trong vùng núi lửa dưới đáy biển Caribbean.Các lỗ thông hơi này thường phun chất lỏng nóng, nhiều đồng vào đại dương. Tôm rimicaris hybisae là loài sinh vật biển xã hội. Trong điều kiện khắc nghiệt, loài tôm này sống thành đàn 2.000 con trên một m2 quanh miệng núi lửa cao 6 m.Chúng được gọi là tôm mù do không có mắt để phù hợp với quá trình tiến hóa và môi trường sống khắc nghiệt dưới đáy biển. Thay vào đó, loài tôm này cảm thụ ánh sáng qua cơ quan trên lưng giúp điều hướng.Tôm sẽ chuyển sang nơi ở mới khi một lỗ thông hơi hiện có không còn sống được nữa. Thức ăn của loài này chủ yếu là vi sinh vật. Chúng tiêu thụ các vi sinh vật phát triển ở lỗ thông hơi hoặc trôi nổi trong nước.Mặc dù sống ở đại dương sâu thẳm, nơi áp suất cực cao với nhiệt độ thấp, các nhà khoa học phát hiện tôm không mắt cũng có những kẻ săn mồi.Cua bythograeid, hải quỳ thủy nhiệt, chorocaris chacei và alvinocaris makensis (một loài tôm khác) sẽ ăn thịt tôm rimicaris hybisae.Không có cơ chế bảo vệ nào được tìm thấy ở tôm không mắt để cứu chúng khỏi những kẻ săn mồi này.Các nhà khoa học không đo được nhiệt độ chính xác ở các lỗ thông hơi, nhưng theo ước tính của họ, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.
Loài tôm "cứng đầu" có tên là tôm mù rimicaris hybisae - một "dũng sĩ" thách thức khả năng của các đầu bếp.
Đến nay, chưa từng có tài liệu nào nhắc đến việc chế biến món tôm này. Nguyên nhân vô cùng bất ngờ, đó là bởi loài tôm này không bị chết ở nhiệt độ 100 độ C, thậm chí đến 450 độ C chúng vẫn có thể sống và bò lổm ngổm.
Khi các nhà khoa học đến miệng phun thủy nhiệt, họ thấy đầy ắp sự sống. Nằm ở độ sâu 2.300-4.960 m, Mid-Cayman Rise được cho là nơi nóng nhất thế giới.
Tại đây, hàng nghìn con tôm rimicaris hybisae được tìm thấy ở 2 lỗ thông thủy nhiệt cách nhau hơn 19 km. Chúng bám quanh các lỗ thông hơi trong vùng núi lửa dưới đáy biển Caribbean.
Các lỗ thông hơi này thường phun chất lỏng nóng, nhiều đồng vào đại dương. Tôm rimicaris hybisae là loài sinh vật biển xã hội. Trong điều kiện khắc nghiệt, loài tôm này sống thành đàn 2.000 con trên một m2 quanh miệng núi lửa cao 6 m.
Chúng được gọi là tôm mù do không có mắt để phù hợp với quá trình tiến hóa và môi trường sống khắc nghiệt dưới đáy biển. Thay vào đó, loài tôm này cảm thụ ánh sáng qua cơ quan trên lưng giúp điều hướng.
Tôm sẽ chuyển sang nơi ở mới khi một lỗ thông hơi hiện có không còn sống được nữa. Thức ăn của loài này chủ yếu là vi sinh vật. Chúng tiêu thụ các vi sinh vật phát triển ở lỗ thông hơi hoặc trôi nổi trong nước.
Mặc dù sống ở đại dương sâu thẳm, nơi áp suất cực cao với nhiệt độ thấp, các nhà khoa học phát hiện tôm không mắt cũng có những kẻ săn mồi.
Cua bythograeid, hải quỳ thủy nhiệt, chorocaris chacei và alvinocaris makensis (một loài tôm khác) sẽ ăn thịt tôm rimicaris hybisae.
Không có cơ chế bảo vệ nào được tìm thấy ở tôm không mắt để cứu chúng khỏi những kẻ săn mồi này.
Các nhà khoa học không đo được nhiệt độ chính xác ở các lỗ thông hơi, nhưng theo ước tính của họ, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.