Một ông lão may mắn ở Trung Quốc trong lúc đang cuốc đất đã vô tinh tìm thấy hai bảo vật thất truyền là "cây cải thảo" và "cây củ cải" được tạc từ ngà voi.Ông rất nâng niu hai bảo vật này mặc dù không biết giá trị thực sự của chúng.Hai năm sau, các nhà chuyên gia của bảo tàng Hà Nam đến ngôi làng mà ông lão sinh sống, ông đã đem "cây cải thảo" và "cây củ cải" của mình đến nhờ họ xem xét.Cuối cùng thì ông lão đã biết được giá trị thực sự của hai "bảo vật". Theo kết quả phân tích, chúng đều là di tích văn hóa rất quý hiếm.Các chuyên gia đã thuyết phục ông lão để có thể đem hai bảo vật thất truyền này về bảo tàng. Đồng thời, ông lão cũng được vinh danh công lao tìm thấy bảo vật thất truyền.Đây là hai bức tượng tạc từ ngà voi, có niên đại từ thời Càn Long, miêu tả rất chân thực "cây cải thảo" và "cây củ cải" cho thấy nghệ nhân tạo ra nó có sự tinh tế và quan sát rất kĩ càng, cẩn trọng.Điểm đặc biệt của 2 bức tượng này là côn trùng và rau củ luôn xuất hiện cùng nhau. Cách kết hợp này để phản ánh sự khác nhau giữa động và tĩnh, khiến cho vẻ sinh động của chúng được làm nổi bật lên.Trung Quốc vốn nổi tiếng với nghệ thuật chạm khắc tuyệt mỹ, tinh xảo. Trước đó, công chúng cũng từng rất kinh ngạc trước khối đá thạch anh hình "miếng thịt kho tàu", do một nghệ nhân vô danh thời nhà Thanh tạo nên được trưng bày tại bảo tàng Cố Cung Đài Bắc ở Đài Loan (Trung Quốc).Điều khiến cho tác phẩm nghệ thuật này trở nên đặc biệt là khối đá tự nhiên trông giống hệt như một miếng thịt lợn thật, với các lớp được hình thành bởi sự tích tụ của các tạp chất khác nhau, trong đó có thành phần silicon và dioxide.Dưới bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của người nghệ sĩ, khối đá hình miếng thịt kho tàu được điêu khắc với độ chính xác cực cao, thậm chí có thể nhìn thấy rõ kết cấu lớp mỡ, nạc và cả lỗ chân lông ở hòn đá này.Về màu sắc, khối đá thạch anh cũng được phủ một màu sắc hệt như miếng thịt kho tàu. Được biết, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ món thịt lợn Đông Pha trứ danh trong ẩm thực Trung Quốc.>>> Xem thêm video: Bí ẩn “cuốn sách chết chóc”, ai đọc cũng... phát điên.
Một ông lão may mắn ở Trung Quốc trong lúc đang cuốc đất đã vô tinh tìm thấy hai bảo vật thất truyền là "cây cải thảo" và "cây củ cải" được tạc từ ngà voi.
Ông rất nâng niu hai bảo vật này mặc dù không biết giá trị thực sự của chúng.
Hai năm sau, các nhà chuyên gia của bảo tàng Hà Nam đến ngôi làng mà ông lão sinh sống, ông đã đem "cây cải thảo" và "cây củ cải" của mình đến nhờ họ xem xét.
Cuối cùng thì ông lão đã biết được giá trị thực sự của hai "bảo vật". Theo kết quả phân tích, chúng đều là di tích văn hóa rất quý hiếm.
Các chuyên gia đã thuyết phục ông lão để có thể đem hai bảo vật thất truyền này về bảo tàng. Đồng thời, ông lão cũng được vinh danh công lao tìm thấy bảo vật thất truyền.
Đây là hai bức tượng tạc từ ngà voi, có niên đại từ thời Càn Long, miêu tả rất chân thực "cây cải thảo" và "cây củ cải" cho thấy nghệ nhân tạo ra nó có sự tinh tế và quan sát rất kĩ càng, cẩn trọng.
Điểm đặc biệt của 2 bức tượng này là côn trùng và rau củ luôn xuất hiện cùng nhau. Cách kết hợp này để phản ánh sự khác nhau giữa động và tĩnh, khiến cho vẻ sinh động của chúng được làm nổi bật lên.
Trung Quốc vốn nổi tiếng với nghệ thuật chạm khắc tuyệt mỹ, tinh xảo. Trước đó, công chúng cũng từng rất kinh ngạc trước khối đá thạch anh hình "miếng thịt kho tàu", do một nghệ nhân vô danh thời nhà Thanh tạo nên được trưng bày tại bảo tàng Cố Cung Đài Bắc ở Đài Loan (Trung Quốc).
Điều khiến cho tác phẩm nghệ thuật này trở nên đặc biệt là khối đá tự nhiên trông giống hệt như một miếng thịt lợn thật, với các lớp được hình thành bởi sự tích tụ của các tạp chất khác nhau, trong đó có thành phần silicon và dioxide.
Dưới bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa của người nghệ sĩ, khối đá hình miếng thịt kho tàu được điêu khắc với độ chính xác cực cao, thậm chí có thể nhìn thấy rõ kết cấu lớp mỡ, nạc và cả lỗ chân lông ở hòn đá này.
Về màu sắc, khối đá thạch anh cũng được phủ một màu sắc hệt như miếng thịt kho tàu. Được biết, tác phẩm này được lấy cảm hứng từ món thịt lợn Đông Pha trứ danh trong ẩm thực Trung Quốc.