Thomas Lifson là người sáng lập tạp chí American Thinker (2003). Ông nghiên cứu về Nhật Bản hiện đại, xã hội học và kinh doanh tại Đại học Harvard. Với tư cách là một nhà tư vấn, ông làm việc với nhiều công ty lớn từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, châu Á và Australia về các vấn đề mối quan hệ của con người, tổ chức và chiến lược. Dưới đây là bài viết của ông trong chuyến thăm Nhật vừa qua.
|
Ảnh minh họa. |
Khi Hoa Kỳ đánh bại và chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, một việc được ưu tiên đó là giảm tỷ lệ sinh. “Nguồn gốc tính xâm lược quân sự của nước Nhật là do sự dư thừa dân số” – Cách giải thích như vậy thời đó được cho là hợp lý thời đó, vì thế các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ sinh được coi là ưu tiên hàng đầu. Việc nạo thai được hợp pháp hóa, một chiến dịch tuyên truyền được phát động, tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng (dưới sự kiểm soát của chính quyền chiếm đóng) đồng loạt lên tiếng về chủ đề gia đình tiếp tục giảm nhưng tốc độ có chậm hơn. Trong khi đó,tuổi thọ trung bình tăng lên, tỷ lệ tử vong cũng tăng và dần dần vượt lên tỷ lệ sinh, như biểu đồ dưới đây.
Dân số Nhật Bản đạt đỉnh ở mức 128 triệu người và giờ đây đã giảm với tốc độ ngày càng cao vì các cặp vợ chồng trẻ ngày càng có ít con. Quả bom dân số hẹn giờ đang phát nổ với dân số dự báo giảm xuống hơn một phần ba xuống mức 87 triệu người năm 2060, trong đó có một nửa số dân ở độ tuổi từ 15 đến 65.
Chuyện hiếm trẻ em có thể thấy rõ trên đường phố Tokyo, nơi tôi đang có chuyến viếng thăm cùng Richard Baehr – nhà đồng sáng lập công ty AT. Chẳng thấy mấy trẻ con trên đường phố. Hôm qua, chúng tôi nhìn thấy hai chiếc xe nôi, cả hai chiếc trông như thế này:
Trong khi đó, nuôi thú cảnh lại trở thành ngành kinh doanh lớn. Đây là bức hình trong cửa hàng thú cảnh gần nơi chúng tôi nghỉ lại.
“Luôn ưu tiên thú cảnh”!!!
Chó và mèo cảnh rất được yêu quý. Một thoáng qua gian hàng bán thú cảnh trong một tiệm sách và một cửa hàng chuyên bán thú cảnh, chúng tôi thấy những con mèo vốn cần ít tiền hơn để chăm sóc nhiều hơn so với chó.
Trong khi đó, bây giờ là mùa hoa anh đào ở Nhật. Đây là những hàng anh đào trước cổng một trường trung học ở Tokyo.
Tất nhiên, cũng như đối với mọi khía cạnh của cách cư xử của người dân Nhật, luôn có nghi thức, các quy tắc ứng xử mà mọi người phải tuân thủ. Vì gần đây, có rất nhiều khách du lịch nước ngoài (nhất là các khách đến từ châu Á) đến thăm Nhật Bản, các quy tắc đó được thông báo rõ tại công viên Ueno
Ngoài vẻ đẹp tuyệt vời của mùa hoa anh đào nở, biểu tượng văn hóa của người Nhật lại có liên quan đến sự tan biến: sau khi nở rộ, vài ngày sau, hoa anh đào sẽ rụng hết – một sự so sánh rất có sức nặng đối với cái vô thường của đời người. Cũng bởi sự suy giảm dân số ngày càng nhanh của Nhật, rất tiếc, mùa anh đào nở cũng chính là một biểu tượng thích hợp của sự thịnh vượng Nhật Bản như là một sức mạnh kinh tế và văn hóa trên thế giới.