Đại học Harvard tìm kiếm dấu vết người ngoài hành tinh

Google News

Liệu có nền văn minh ngoài Trái đất thông minh nào có khả năng xây dựng công nghệ để di chuyển giữa các vì sao hay không? Một dự án nghiên cứu quốc tế mới đang sẵn sàng tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Dự án Galileo, được điều hành bởi một nhóm các nhà khoa học từ nhiều tổ chức, do Giáo sư khoa Thiên văn học Avi Loeb tại Trường ĐH Harvard dẫn đầu, sẽ tìm kiếm và điều tra bằng chứng có thể đại diện cho “các nền văn minh công nghệ ngoài Trái đất” (ETC) đã không còn tồn tại hoặc vẫn đang hoạt động.
Dự án sẽ phân tích dữ liệu từ các cuộc khảo sát thiên văn và quan sát bằng kính viễn vọng, đồng thời thiết kế các thuật toán mới sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI), nhằm xác định những nhà du hành giữa các vì sao tiềm năng, vệ tinh do người ngoài hành tinh chế tạo và các hiện tượng trên không không xác định (UAP).
“Khoa học không nên từ chối những lời giải thích tiềm năng về người ngoài Trái đất vì sự kỳ thị của xã hội hoặc sở thích văn hóa không có lợi cho phương pháp khoa học của việc tìm hiểu thực nghiệm, không thiên vị. Chúng ta hiện tại phải dám nhìn qua lăng kính thiên văn mới” – GS Avi Loeb cho biết.
Theo GS Avi Loeb, vật thể vũ trụ kỳ quặc Oumuamua - bay ngang qua Trái đất vào năm 2017 và được nhiều người xác định là một sao Chổi hoặc tiểu hành tinh - là một ví dụ về công nghệ của người ngoài hành tinh.
Oumuamua chỉ được nhìn thấy trong một thời gian ngắn trước khi nó tiếp tục hành trình đến những ngôi sao xa xôi và hình dạng dẹt, giống điếu xì gà và chuyển động thất thường của nó đã làm bối rối nhiều nhà vật lý thiên văn.
“Chúng tôi chỉ thể suy đoán rằng, liệu Oumuamua có được giải thích bằng những lời giải thích tự nhiên chưa từng thấy trước đây, hay bằng cách mở rộng trí tưởng tượng của chúng tôi để coi Oumuamua là một vật thể công nghệ ngoài Trái đất, tương tự như một chiếc đèn thủy tinh rất mỏng hoặc đĩa thông tin liên lạc, một giả thuyết rất phù hợp với thiên văn học dữ liệu”, GS Avi Loeb cho biết.
Dai hoc Harvard tim kiem dau vet nguoi ngoai hanh tinh
 
Oumuamua là nhà du hành giữa các vì sao đầu tiên trong Hệ Mặt trời (ít nhất theo hiểu biết hiện tại). Nhưng điều đó không có nghĩa nó sẽ là kẻ cuối cùng và một trong những nhánh nghiên cứu của Dự án Galileo sẽ tập trung vào việc phát triển các chiến lược để tìm kiếm và theo dõi vật thể, từ không gian và từ kính thiên văn trên mặt đất.
Các lĩnh vực nghiên cứu dự án khác sẽ bao gồm tìm kiếm các vệ tinh ETC nhỏ có thể đang quan sát Trái đất và phân tích các lần nhìn thấy UAP.
Dự án Galileo của các nhà thiên văn khác với Dự án Galileo của Đại học Rice, cũng lấy tên từ nhà thiên văn học tiên phong người Ý, sống từ năm 1564 - 1642. Galileo đã sử dụng kính thiên văn do chính ông thiết kế để quan sát các thiên thể, dẫn đến những khám phá đáng kinh ngạc như miệng núi lửa, vành đai của sao Thổ và bốn mặt trăng của sao Mộc.
Các quan sát và nghiên cứu của Galileo cũng xác nhận giả thuyết gây tranh cãi lúc bấy giờ của nhà thiên văn học thế kỷ 16 Nicolaus Copernicus rằng Trái đất - và tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời - quay quanh Mặt trời, thay vì mọi thứ quay quanh Trái đất.
Nếu Dự án Galileo phát hiện ra bằng chứng khoa học đã được xác thực nghiêm ngặt về công nghệ ngoài Trái đất, thì tác động của nghiên cứu sẽ định hình lại nhận thức của các nhà khoa học về vũ trụ, giống như những khám phá của Galileo đã làm được trong nhiều thế kỷ trước, đại diện dự án viết trong tuyên bố.
Liệu Dự án Galileo có giải quyết dứt điểm câu hỏi về sự tồn tại của người ngoài Trái đất hay không vẫn còn phải xem xét. Nhưng việc tích cực tìm kiếm bằng chứng vật lý như vậy sẽ cải thiện đáng kể cơ hội tìm thấy những ví dụ đầu tiên về công nghệ của người ngoài hành tinh.
Theo Đức Mạnh/GD&TĐ

>> xem thêm

Bình luận(0)