Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh có đường kính gần gấp đôi thủ đô Paris, Pháp, đã rơi xuống trái đất, xóa sổ toàn bộ các loài khủng long sống trên cạn và 75% sự sống trên trái đất.Tác động thảm khốc từ cú va chạm đã dẫn tới đủ các loại mảnh vỡ, khí gas khắp bầu khí quyển phía trên dẫn tới thay đổi hoàn toàn khí hậu, kết liễu toàn bộ loài khủng long bạo chúa và mọi thứ mà loài này săn đuổi.Nguồn gốc của thiên thạch "đại địa chấn Chicxulub" vẫn luôn là bí ẩn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Hai nhà thiên văn học của Harvard vừa qua tuyên bố họ đã tìm ra lời giải.Họ cho rằng thủ phạm tuyệt diệt loài khủng long đến từ một vành đai của Thái Dương Hệ, trong khu vực có nhiều thiên thạch băng giá và vốn là mảnh vỡ của một sao chổi.Theo các phân tích, sao Mộc chính là nguyên nhân khiến một phần sao chổi đâm vào Trái đất. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có rủi ro xảy ra khoảng 250-750 triệu năm/lần.Nhóm nghiên cứu ví von sao Mộc như một "máy bắn bi". Những sao chổi từ xa bay đến "bị đá vào quỹ đạo đưa chúng đi rất gần Mặt trời". Những sao chổi này đến từ khu vực Mây Oort - một vành đai dạng cầu bao quanh Thái Dương Hệ như bong bóng, bao gồm nhiều mảnh vỡ có cấu tạo là băng đá, với kích thước to hơn cả núi.Các sao chuổi "dài hơi" này mất khoảng 200 năm để hoàn tất quỹ đạo quanh Mặt trời và di chuyển đến khoảng cách rất ngắn.Vì sao chổi đến từ vành đai Thái Dương Hệ, nơi lạnh giá vì ánh sáng của ngôi sao trung tâm ít chạm đến, chúng có cấu tạo băng đá nhiều hơn thiên thạch.Hệ quả là khi đến gần Mặt trời, sao chổi xuất hiện lực thủy triều do trọng lực khổng lồ của Mặt trời tạo ra. Lực này lớn đến mức ngay cả sao chổi lớn nhất cũng rạn nứt và sinh ra hàng nghìn mảnh vỡ.Các nhà khoa học đã phân tích cấu trúc của miệng núi lửa rộng 200 km ở miền nam Mexico, nơi thiên thạch tấn công và thực hiện hàng loạt các mô phỏng.Từ đó đưa ra kết luận, khối đá vũ trụ khổng lồ đã va vào góc "chết chóc nhất có thể" - 60 độ. 60 độ là một góc va chạm chết chóc hơn vì nó phóng ra một lượng lớn vật chất đủ nhanh để nhấn chìm hành tinhTác động Chicxulub cũng được cho là đã gây ra một trận động đất với sóng địa chấn lan đến Tanis - di chỉ khảo cổ cách đó 3.000 km ở Bắc Dakota, Mỹ chỉ trong vòng 13 phút. Tanis là nơi bằng chứng rõ ràng về tác động tàn phá của tiểu hành tinh trong vụ va chạm được phát hiện.
Khoảng 66 triệu năm trước, một tiểu hành tinh có đường kính gần gấp đôi thủ đô Paris, Pháp, đã rơi xuống trái đất, xóa sổ toàn bộ các loài khủng long sống trên cạn và 75% sự sống trên trái đất.
Tác động thảm khốc từ cú va chạm đã dẫn tới đủ các loại mảnh vỡ, khí gas khắp bầu khí quyển phía trên dẫn tới thay đổi hoàn toàn khí hậu, kết liễu toàn bộ loài khủng long bạo chúa và mọi thứ mà loài này săn đuổi.
Nguồn gốc của thiên thạch "đại địa chấn Chicxulub" vẫn luôn là bí ẩn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Hai nhà thiên văn học của Harvard vừa qua tuyên bố họ đã tìm ra lời giải.
Họ cho rằng thủ phạm tuyệt diệt loài khủng long đến từ một vành đai của Thái Dương Hệ, trong khu vực có nhiều thiên thạch băng giá và vốn là mảnh vỡ của một sao chổi.
Theo các phân tích, sao Mộc chính là nguyên nhân khiến một phần sao chổi đâm vào Trái đất. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có rủi ro xảy ra khoảng 250-750 triệu năm/lần.
Nhóm nghiên cứu ví von sao Mộc như một "máy bắn bi". Những sao chổi từ xa bay đến "bị đá vào quỹ đạo đưa chúng đi rất gần Mặt trời". Những sao chổi này đến từ khu vực Mây Oort - một vành đai dạng cầu bao quanh Thái Dương Hệ như bong bóng, bao gồm nhiều mảnh vỡ có cấu tạo là băng đá, với kích thước to hơn cả núi.
Các sao chuổi "dài hơi" này mất khoảng 200 năm để hoàn tất quỹ đạo quanh Mặt trời và di chuyển đến khoảng cách rất ngắn.
Vì sao chổi đến từ vành đai Thái Dương Hệ, nơi lạnh giá vì ánh sáng của ngôi sao trung tâm ít chạm đến, chúng có cấu tạo băng đá nhiều hơn thiên thạch.
Hệ quả là khi đến gần Mặt trời, sao chổi xuất hiện lực thủy triều do trọng lực khổng lồ của Mặt trời tạo ra. Lực này lớn đến mức ngay cả sao chổi lớn nhất cũng rạn nứt và sinh ra hàng nghìn mảnh vỡ.
Các nhà khoa học đã phân tích cấu trúc của miệng núi lửa rộng 200 km ở miền nam Mexico, nơi thiên thạch tấn công và thực hiện hàng loạt các mô phỏng.
Từ đó đưa ra kết luận, khối đá vũ trụ khổng lồ đã va vào góc "chết chóc nhất có thể" - 60 độ. 60 độ là một góc va chạm chết chóc hơn vì nó phóng ra một lượng lớn vật chất đủ nhanh để nhấn chìm hành tinh
Tác động Chicxulub cũng được cho là đã gây ra một trận động đất với sóng địa chấn lan đến Tanis - di chỉ khảo cổ cách đó 3.000 km ở Bắc Dakota, Mỹ chỉ trong vòng 13 phút. Tanis là nơi bằng chứng rõ ràng về tác động tàn phá của tiểu hành tinh trong vụ va chạm được phát hiện.