Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới.Phần lớn các nghiên cứu của bà tập trung vào hiện tượng phóng xạ. Thật không may, vì những tác động tiêu cực của bức xạ đối với sức khỏe con người chưa được biết đến vào thời điểm đó, nên Curie đã không tự bảo vệ mình trong các thí nghiệm.Cuối cùng, vào năm 1934, Marie Curie chết vì bệnh thiếu máu bất sản, một tình trạng do tiếp xúc kéo dài với radium và polonium.Ngay cả cô con gái Irene Joliot-Curie, người cũng từng nhận giải Nobel Hóa học, cũng chết vì bệnh bạch cầu, có thể là hậu quả trực tiếp của việc mẹ cô thường xuyên tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao.Hơn nữa, vì Marie Curie không bao giờ nghĩ rằng các thí nghiệm của mình là có hại, nên bà đã làm ô nhiễm toàn bộ gia đình cùng với nhiều vật dụng cá nhân.Bà thường mang theo các mẫu radium và polonium trong túi áo khoác phòng thí nghiệm và mang về nhà để phân tích khi rảnh rỗi. Chính điều ấy đã vô tình làm tất cả quần áo, sách, vở và sách dạy nấu ăn, đồ trang sức, đồ đạc xung quanh nhà và nhiều vật dụng khác nhiễm phóng xạ.Thậm chí đến tận ngày nay, cơ thể của Marie Curie hiện vẫn đang nhiễm phóng xạ và được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày 2,5cm lót bên trong để ngăn phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.Trong số các món đồ kể trên, cuốn sổ tay chứa nhiều ghi chép của Marie Curie được coi là "báu vật" của nền khoa học thế giới, hiện đang được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp.Tuy nhiên theo các nhà khoa học, cuốn số này cũng đồng thời là món đồ cực kỳ nguy hiểm vì nhiễm chất phóng xạ Radium 226 có chu kì bán rã lên tới 1.600 năm.Tức là sau 1.600 năm nữa, lượng phóng xạ này sẽ chỉ giảm đi một nửa so với ban đầu, chứ không hoàn toàn biến mất. Điều này khiến những du khách hiếu kỳ muốn được chiêm ngưỡng tận mắt cuốn sổ sẽ phải mặc ra bên ngoài một bộ quần áo bảo hộ chuyên dụng, cũng như kí giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kì sự cố nào có thể xảy ra.Radium-226 được xếp vào nhóm độc tính phóng xạ cao nhất. Người ta đánh giá nếu ăn (hoặc uống) phải một lượng 2,5mg Ra-226 thì người đó sẽ chịu một liều chiếu xạ hiệu dụng 25Sv, trong khi đó xác suất để mắc bệnh ung thư và dẫn đến tử vong đối với 1Sv là 4%.Đến nay, quá trình số hóa quyển sổ hiện đã hoàn tất và mọi người giờ đã có thể xem miễn phí tất cả các trang ghi chép của Marie Curie mà không cần phải mang thiết bị bảo vệ.Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News.
Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới.
Phần lớn các nghiên cứu của bà tập trung vào hiện tượng phóng xạ. Thật không may, vì những tác động tiêu cực của bức xạ đối với sức khỏe con người chưa được biết đến vào thời điểm đó, nên Curie đã không tự bảo vệ mình trong các thí nghiệm.
Cuối cùng, vào năm 1934, Marie Curie chết vì bệnh thiếu máu bất sản, một tình trạng do tiếp xúc kéo dài với radium và polonium.
Ngay cả cô con gái Irene Joliot-Curie, người cũng từng nhận giải Nobel Hóa học, cũng chết vì bệnh bạch cầu, có thể là hậu quả trực tiếp của việc mẹ cô thường xuyên tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao.
Hơn nữa, vì Marie Curie không bao giờ nghĩ rằng các thí nghiệm của mình là có hại, nên bà đã làm ô nhiễm toàn bộ gia đình cùng với nhiều vật dụng cá nhân.
Bà thường mang theo các mẫu radium và polonium trong túi áo khoác phòng thí nghiệm và mang về nhà để phân tích khi rảnh rỗi. Chính điều ấy đã vô tình làm tất cả quần áo, sách, vở và sách dạy nấu ăn, đồ trang sức, đồ đạc xung quanh nhà và nhiều vật dụng khác nhiễm phóng xạ.
Thậm chí đến tận ngày nay, cơ thể của Marie Curie hiện vẫn đang nhiễm phóng xạ và được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày 2,5cm lót bên trong để ngăn phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.
Trong số các món đồ kể trên, cuốn sổ tay chứa nhiều ghi chép của Marie Curie được coi là "báu vật" của nền khoa học thế giới, hiện đang được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp.
Tuy nhiên theo các nhà khoa học, cuốn số này cũng đồng thời là món đồ cực kỳ nguy hiểm vì nhiễm chất phóng xạ Radium 226 có chu kì bán rã lên tới 1.600 năm.
Tức là sau 1.600 năm nữa, lượng phóng xạ này sẽ chỉ giảm đi một nửa so với ban đầu, chứ không hoàn toàn biến mất. Điều này khiến những du khách hiếu kỳ muốn được chiêm ngưỡng tận mắt cuốn sổ sẽ phải mặc ra bên ngoài một bộ quần áo bảo hộ chuyên dụng, cũng như kí giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kì sự cố nào có thể xảy ra.
Radium-226 được xếp vào nhóm độc tính phóng xạ cao nhất. Người ta đánh giá nếu ăn (hoặc uống) phải một lượng 2,5mg Ra-226 thì người đó sẽ chịu một liều chiếu xạ hiệu dụng 25Sv, trong khi đó xác suất để mắc bệnh ung thư và dẫn đến tử vong đối với 1Sv là 4%.
Đến nay, quá trình số hóa quyển sổ hiện đã hoàn tất và mọi người giờ đã có thể xem miễn phí tất cả các trang ghi chép của Marie Curie mà không cần phải mang thiết bị bảo vệ.