Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, Texas, Mỹ phân tích thành phần của thiên thể ở vùng bên ngoài của vành đai tiểu hành tinh chính và so sánh với tiểu hành tinh đã gây ra miệng hố va chạm Chicxulub.Kết quả cho thấy, tiểu hành tinh đã gây ra miệng hố va chạm Chicxulub đến từ vùng bên ngoài của vành đai tiểu hành tinh chính mà các nhà khoa học trước đây tin rằng đó là vùng tương đối "an toàn".Khu vực này là nơi có nhiều tiểu hành tinh tối - những tảng đá không gian có thành phần hóa học khiến chúng có vẻ tối hơn (phản xạ rất ít ánh sáng) so với các loại tiểu hành tinh khác.Tiểu hành tinh đã gây ra miệng hố va chạm Chicxulub được cho là vật thể khiến khủng long tuyệt chủng và gần 75% sự sống trên Trái đất biến mất vào 66 triệu năm trước.Phân tích địa hóa của miệng núi lửa cho thấy vật thể va chạm là một phần của lớp chondrit cacbon, một nhóm thiên thạch nguyên thủy có tỷ lệ cacbon tương đối cao và có thể được tạo ra từ rất sớm trong lịch sử của hệ Mặt Trời.Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các tiểu hành tinh rộng 10km như tiểu hành tinh va vào Trái đất cách đây 66 triệu năm, "va vào Trái đất thường xuyên hơn ít nhất 10 lần" so với nhận định trước đó.Các tiểu hành tinh rộng khoảng 10km đã va chạm vào Trái đất trung bình 250 triệu năm một lần và một nửa trong số đó là tiểu hành tinh dạng chondrit cacbon như loại tiểu hành tinh gây ra vụ va chạm Chicxulub.Những nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của các tác nhân tác động lớn khác từ quá khứ sâu của Trái đất và dự đoán nguồn gốc của các tác động trong tương lai.Vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub đã giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường Trái đất vĩnh viễn.Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh, để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại.Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5 km đã được tạo ra.Các dữ liệu cho thấy siêu sóng thần này đã quét qua toàn cầu và góp phần rất lớn trong đại tuyệt chủng. Tất nhiên nước không chỉ tràn vào hố và bắn lên một lần. Sau đợt sóng đầu tiên cao 1,5 km đó, hàng loạt con sóng khổng lồ khác đã làm rung chuyển các đại dương trên toàn thế giới.Mời các bạn xem video: Những bí ẩn về Trái đất chưa có lời giải đáp. Nguồn: Neews.
Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, Texas, Mỹ phân tích thành phần của thiên thể ở vùng bên ngoài của vành đai tiểu hành tinh chính và so sánh với tiểu hành tinh đã gây ra miệng hố va chạm Chicxulub.
Kết quả cho thấy, tiểu hành tinh đã gây ra miệng hố va chạm Chicxulub đến từ vùng bên ngoài của vành đai tiểu hành tinh chính mà các nhà khoa học trước đây tin rằng đó là vùng tương đối "an toàn".
Khu vực này là nơi có nhiều tiểu hành tinh tối - những tảng đá không gian có thành phần hóa học khiến chúng có vẻ tối hơn (phản xạ rất ít ánh sáng) so với các loại tiểu hành tinh khác.
Tiểu hành tinh đã gây ra miệng hố va chạm Chicxulub được cho là vật thể khiến khủng long tuyệt chủng và gần 75% sự sống trên Trái đất biến mất vào 66 triệu năm trước.
Phân tích địa hóa của miệng núi lửa cho thấy vật thể va chạm là một phần của lớp chondrit cacbon, một nhóm thiên thạch nguyên thủy có tỷ lệ cacbon tương đối cao và có thể được tạo ra từ rất sớm trong lịch sử của hệ Mặt Trời.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các tiểu hành tinh rộng 10km như tiểu hành tinh va vào Trái đất cách đây 66 triệu năm, "va vào Trái đất thường xuyên hơn ít nhất 10 lần" so với nhận định trước đó.
Các tiểu hành tinh rộng khoảng 10km đã va chạm vào Trái đất trung bình 250 triệu năm một lần và một nửa trong số đó là tiểu hành tinh dạng chondrit cacbon như loại tiểu hành tinh gây ra vụ va chạm Chicxulub.
Những nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học biết được nguồn gốc của các tác nhân tác động lớn khác từ quá khứ sâu của Trái đất và dự đoán nguồn gốc của các tác động trong tương lai.
Vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub đã giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường Trái đất vĩnh viễn.
Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh, để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại.
Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5 km đã được tạo ra.
Các dữ liệu cho thấy siêu sóng thần này đã quét qua toàn cầu và góp phần rất lớn trong đại tuyệt chủng. Tất nhiên nước không chỉ tràn vào hố và bắn lên một lần. Sau đợt sóng đầu tiên cao 1,5 km đó, hàng loạt con sóng khổng lồ khác đã làm rung chuyển các đại dương trên toàn thế giới.