Cụ thể tại Brazil, các nhà chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Sinh vật học FAPESP đã phát hiện tỷ lệ tử vong chưa từng có ở một chi cóc nhỏ bé được gọi là cóc bí ngô sống trong Rừng mưa Đại Tây Dương. Các con vật bị nhiễm bệnh nặng do
nấm chytrid (Batrachochytrium dendrobatidis) gây bệnh chytridiomycosis.
Diego Moura-Campos, tác giả đầu tiên của bài báo cho biết: “Nấm tấn công da của loài lưỡng cư, đây là nơi nó trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Nhiễm trùng gây ra sự mất cân bằng sinh lý, và cuối cùng con vật chết vì đau tim; Chúng tôi đã nghiên cứu các loại nấm từ nhiều góc độ, nhưng hiếm khi nhìn thấy động vật chết vì nhiễm nấm trong tự nhiên".
Trước đây, nếu một động vật lưỡng cư chết và bị nhiễm bệnh thường không phải do nấm gây ra. Các loài động vật lưỡng cư có thể cùng tồn tại với mầm bệnh mà không phát triển thành bệnh. Tuy nhiên đối với loài nấm này lại có khả năng dẫn đến cái chết, chúng gây nên các biểu hiện như sụt cân, da bong tróc nhiều và nhiễm trùng rất cao.
Theo Becker, giáo sư thỉnh giảng thuộc Chương trình Sinh thái học UNICAMP cho biết, việc tăng tốc biến đổi khí hậu toàn cầu trong những thập kỷ tới sẽ làm tăng tần suất của loại bệnh này, với các tác nhân gây bệnh có thể trở nên độc hại hơn như các giống lai xuất hiện.
Ông nói: "Thiếu độ ẩm của đất trong khu rừng nơi chúng sinh sống có thể đã khiến những con vật này tìm kiếm nguồn nước trong các dòng suối và bị nhiễm nấm thủy sinh nhiều hơn bình thường".
Một giả thuyết khác được các nhà nghiên cứu đưa ra là thời kỳ hạn hán có thể làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch của cóc bí ngô khiến chúng trở nên dễ bị nấm hơn.
Loại nấm này có nguồn gốc từ châu Á và có lẽ đã lan rộng khắp thế giới do buôn bán thịt ếch. Theo một bài báo xuất bản năm 2020 trên tạp chí Science cho rằng: Loại nấm này có nguồn gốc từ bán đảo Triều Tiên và lan rộng ra các khu vực khác trên thế giới vào đầu thế kỷ XX.
Động vật lưỡng cư rất quan trọng đối với hoạt động của nhiều hệ sinh thái. Sinh khối của chúng trong rừng là rất lớn.
Chúng làm thức ăn cho nhiều loài động vật khác, ăn động vật chân đốt trong tự nhiên và kiểm soát các cộng đồng động vật không xương sống, vì vậy khi bùng phát bệnh chytridiomycosis chắc chắn sẽ gây nên các tác động rất đáng kể.