Ếch rêu (tên khoa học là Theloderma corticale, ở Việt Nam được gọi là ếch cây sần Bắc Bộ) là một trong những loài ếch quái dị nhất hành tinh.Đây là loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam. Trong nước phân bố ở Cao Bằng, Tuyên Quang (Na Hang), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).Đây là loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam. Trong nước, sinh vật này phân bố ở Cao Bằng, Tuyên Quang (Na Hang), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo). Ếch rêu gây ấn tượng với phần da sần sùi màu xanh lá xen lẫn nâu đất trông giống như một đám rêu.Lớp da đặc biệt giúp ích cho ếch rêu về mặt ngụy trang, vừa trốn kẻ thù vừa thuận tiện bắt mồi.Ếch rêu có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao. Ở phương Tây, ếch rêu là một loài vật nuôi lạ được ưa chuộng. Chúng sinh sản khá tốt trong môi trường nhân tạo nên đã được nhân giống thành công ở nhiều quốc gia. Tuy vậy ở Việt Nam, ếch rêu lại nằm trong danh sách những loài động vật nguy cấp cần được bảo vệ trong thiên nhiên.Ếch bay ma cà rồng (hay còn gọi là ếch cây ma cà rồng, tên khoa học là Rhacophorus vampyrus) là loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam. Chúng được các nhà khoa học phát hiện vào cuối năm 2010.Chúng được gọi là ma cà rồng vì trong giai đoạn nòng nọc, miệng chúng có hai chiếc "răng nanh" màu đen thò ra trông giống hình tượng của quỷ hút máu. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chức năng của cặp răng nanh này.Cùng với một số loài ếch của Indonesia được phát hiện năm 2011, ếch bay ma cà rồng góp tên vào danh sách những loài ếch có “răng” hi hữu của thế giới.Ếch bay ma cà rồng leo trèo rất giỏi và dành phần lớn thời gian sinh sống ở trên cây.Được biết, loài ếch này mới chỉ được ghi nhận ở cao độ từ 1.400 m đến 2.000 m của vùng Cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam).Ve sầu vòi voi cánh vàng Pyrops caldelaria sở hữu chiếc "vòi voi" rất dài mọc ra trên đầu cùng đôi cánh rực rỡ như cánh bướm được coi là một trong những kiệt tác của tự nhiên.Loài ve sầu vòi voi cánh vàng sống nhiều ở khu vực Đồng Nai, Bình Phước.Chúng thường xuất hiện khi có những cơn mưa đầu mùa lúc trời tối tại các cánh rừng thường xanh. Đây là loài côn trùng có khả năng bật nhảy rất nhanh nên rất khó bắt cũng như khó có cơ hội chụp hình được khoảnh khắc nó bắt đầu xoè đôi cánh lung linh sắc màu vụt bay.Bọ ngựa cánh xanh Creobroter germmata cũng sở hữu vẻ ngoài sắc sỡ gây "thương nhớ".Mặt cánh trên của loài bọ ngựa này có màu nâu với hai đốm mắt màu vàng viền đen rất rõ. Lớp cánh trong của chúng giống như một tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa mà khó có thể có hoạ sĩ nào tưởng tượng và vẽ ra nổi.Tại Việt Nam, chúng ta chỉ gặp sinh vật này ở các khu rừng thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Bạch Mã.Rắn lục mắt hồng ngọc (tên khoa học Cryptelytrops rubeu) là loài rắn cực hiếm, rất ít người có cơ hội được nhìn thấy chúng.Tại nước ta, loài rắn này được phát hiện sống trong các khu rừng gần TP Hồ Chí Minh và các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam.Đúng như tên gọi của mình, ngoại hình của loài rắn này gây ấn tượng mạnh mẽ với thị giác con người bằng đôi mắt đỏ long lanh như hồng ngọc nổi bật trên lớp vẩy màu là cây xanh biếc.Rắn lục mắt hồng ngọc có nhiều điểm tương đồng về hình thái với một người họ hàng mang tên rắn lục mac-rop.
Ếch rêu (tên khoa học là Theloderma corticale, ở Việt Nam được gọi là ếch cây sần Bắc Bộ) là một trong những loài ếch quái dị nhất hành tinh.
Đây là loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam. Trong nước phân bố ở Cao Bằng, Tuyên Quang (Na Hang), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Đây là loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam. Trong nước, sinh vật này phân bố ở Cao Bằng, Tuyên Quang (Na Hang), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo).
Ếch rêu gây ấn tượng với phần da sần sùi màu xanh lá xen lẫn nâu đất trông giống như một đám rêu.
Lớp da đặc biệt giúp ích cho ếch rêu về mặt ngụy trang, vừa trốn kẻ thù vừa thuận tiện bắt mồi.
Ếch rêu có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao. Ở phương Tây, ếch rêu là một loài vật nuôi lạ được ưa chuộng. Chúng sinh sản khá tốt trong môi trường nhân tạo nên đã được nhân giống thành công ở nhiều quốc gia. Tuy vậy ở Việt Nam, ếch rêu lại nằm trong danh sách những loài động vật nguy cấp cần được bảo vệ trong thiên nhiên.
Ếch bay ma cà rồng (hay còn gọi là ếch cây ma cà rồng, tên khoa học là Rhacophorus vampyrus) là loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam. Chúng được các nhà khoa học phát hiện vào cuối năm 2010.
Chúng được gọi là ma cà rồng vì trong giai đoạn nòng nọc, miệng chúng có hai chiếc "răng nanh" màu đen thò ra trông giống hình tượng của quỷ hút máu. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chức năng của cặp răng nanh này.
Cùng với một số loài ếch của Indonesia được phát hiện năm 2011, ếch bay ma cà rồng góp tên vào danh sách những loài ếch có “răng” hi hữu của thế giới.
Ếch bay ma cà rồng leo trèo rất giỏi và dành phần lớn thời gian sinh sống ở trên cây.
Được biết, loài ếch này mới chỉ được ghi nhận ở cao độ từ 1.400 m đến 2.000 m của vùng Cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam).
Ve sầu vòi voi cánh vàng Pyrops caldelaria sở hữu chiếc "vòi voi" rất dài mọc ra trên đầu cùng đôi cánh rực rỡ như cánh bướm được coi là một trong những kiệt tác của tự nhiên.
Loài ve sầu vòi voi cánh vàng sống nhiều ở khu vực Đồng Nai, Bình Phước.
Chúng thường xuất hiện khi có những cơn mưa đầu mùa lúc trời tối tại các cánh rừng thường xanh. Đây là loài côn trùng có khả năng bật nhảy rất nhanh nên rất khó bắt cũng như khó có cơ hội chụp hình được khoảnh khắc nó bắt đầu xoè đôi cánh lung linh sắc màu vụt bay.
Bọ ngựa cánh xanh Creobroter germmata cũng sở hữu vẻ ngoài sắc sỡ gây "thương nhớ".
Mặt cánh trên của loài bọ ngựa này có màu nâu với hai đốm mắt màu vàng viền đen rất rõ. Lớp cánh trong của chúng giống như một tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa mà khó có thể có hoạ sĩ nào tưởng tượng và vẽ ra nổi.
Tại Việt Nam, chúng ta chỉ gặp sinh vật này ở các khu rừng thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Bạch Mã.
Rắn lục mắt hồng ngọc (tên khoa học Cryptelytrops rubeu) là loài rắn cực hiếm, rất ít người có cơ hội được nhìn thấy chúng.
Tại nước ta, loài rắn này được phát hiện sống trong các khu rừng gần TP Hồ Chí Minh và các ngọn đồi thấp ở miền Nam Việt Nam.
Đúng như tên gọi của mình, ngoại hình của loài rắn này gây ấn tượng mạnh mẽ với thị giác con người bằng đôi mắt đỏ long lanh như hồng ngọc nổi bật trên lớp vẩy màu là cây xanh biếc.
Rắn lục mắt hồng ngọc có nhiều điểm tương đồng về hình thái với một người họ hàng mang tên rắn lục mac-rop.