Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các đột biến tìm thấy trên chủng R.1 có thể khiến mầm bệnh lây lan dễ hơn, cũng như tăng khả năng chống lại kháng thể ở những người đã tiêm chủng đầy đủ.Biến thể R.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản. Số liệu của Cơ quan Y tế bang Kentucky, Mỹ cho biết 45 cư dân và nhân viên y tế đã nhiễm biến thể R.1 sau khi một nhân viên chưa tiêm chủng mắc bệnh vào tháng 3.Tính đến ngày 21/9, biến thể R.1 đã lây nhiễm cho hơn 10.567 người trên khắp thế giới và đã được phát hiện ở 47 bang tại Mỹ.Maryland là bang có số ca nhiễm biến thể R.1 cao nhất, với 399 ca mắc bệnh được ghi nhận.Tới nay, Mỹ ghi nhận 2.259 ca nhiễm R.1 và biến thể R.1 chiếm khoảng 0,5% số ca mắc COVID-19 tại Mỹ.Biến thể R.1 cũng đã được phát hiện ở ít nhất 31 quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước ở Tây Âu.Tính đến nay, có 10 nghìn ca bệnh liên quan tới R.1 bị phát hiện trên khắp thế giới. Tuy nhiên, con số hơn 10 nghìn ca là rất nhỏ nếu so sánh với số ca bệnh gây ra bởi các chủng khác, ví dụ như Delta.Chủng R.1 chứa đột biến D614G làm tăng nguy cơ lây lan. Đột biến này từng xuất hiện trên các biến chủng lần đầu phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil.Nó có thể làm tác động tới phần gai protein trên virus - bộ phận giúp mầm bệnh xâm nhập vào tế bào người.Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hiện chưa coi R.1 là "biến chủng đáng lo ngại hay cần quan tâm", nhưng CDC thừa nhận chủng này có những đột biến có khả năng làm virus dễ lây nhiễm hơn và làm giảm hiệu quả của các kháng thể trung hòa.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vắc xin hiện vẫn có tác động tới việc làm giảm nguy cơ bị lây R.1, cũng như giúp người được tiêm giảm nguy cơ bệnh nặng.Cũng chưa có dấu hiệu nào cho thấy R.1 có thể "vượt mặt" được chủng Delta vào thời điểm hiện tại về khả năng lây lan.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các đột biến tìm thấy trên chủng R.1 có thể khiến mầm bệnh lây lan dễ hơn, cũng như tăng khả năng chống lại kháng thể ở những người đã tiêm chủng đầy đủ.
Biến thể R.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản. Số liệu của Cơ quan Y tế bang Kentucky, Mỹ cho biết 45 cư dân và nhân viên y tế đã nhiễm biến thể R.1 sau khi một nhân viên chưa tiêm chủng mắc bệnh vào tháng 3.
Tính đến ngày 21/9, biến thể R.1 đã lây nhiễm cho hơn 10.567 người trên khắp thế giới và đã được phát hiện ở 47 bang tại Mỹ.
Maryland là bang có số ca nhiễm biến thể R.1 cao nhất, với 399 ca mắc bệnh được ghi nhận.
Tới nay, Mỹ ghi nhận 2.259 ca nhiễm R.1 và biến thể R.1 chiếm khoảng 0,5% số ca mắc COVID-19 tại Mỹ.
Biến thể R.1 cũng đã được phát hiện ở ít nhất 31 quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước ở Tây Âu.
Tính đến nay, có 10 nghìn ca bệnh liên quan tới R.1 bị phát hiện trên khắp thế giới. Tuy nhiên, con số hơn 10 nghìn ca là rất nhỏ nếu so sánh với số ca bệnh gây ra bởi các chủng khác, ví dụ như Delta.
Chủng R.1 chứa đột biến D614G làm tăng nguy cơ lây lan. Đột biến này từng xuất hiện trên các biến chủng lần đầu phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil.
Nó có thể làm tác động tới phần gai protein trên virus - bộ phận giúp mầm bệnh xâm nhập vào tế bào người.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hiện chưa coi R.1 là "biến chủng đáng lo ngại hay cần quan tâm", nhưng CDC thừa nhận chủng này có những đột biến có khả năng làm virus dễ lây nhiễm hơn và làm giảm hiệu quả của các kháng thể trung hòa.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vắc xin hiện vẫn có tác động tới việc làm giảm nguy cơ bị lây R.1, cũng như giúp người được tiêm giảm nguy cơ bệnh nặng.
Cũng chưa có dấu hiệu nào cho thấy R.1 có thể "vượt mặt" được chủng Delta vào thời điểm hiện tại về khả năng lây lan.