“Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia. Trái Đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”, đây là câu nói đầu tiên của Gagarin chuyển về Trái Đất từ vũ trụ. Đó cũng chính là thông điệp hòa bình mà Liên Xô thời đó đã chuyển tới con người trên khắp hành tinh. Ảnh: Chandrakantha. Con tàu Vostok-1 được phóng lên không trung tại trạm phóng Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan, lúc 6h07, mang theo Gagarin. Ông bay quanh hành tinh của chúng ta trong vòng 108 phút. Ảnh: Sputnik.Theo không quân Xô Viết lúc bấy giờ, xương sống của con người có cơ hội giãn dài ra trong điều kiện ít sức ép từ trọng lực hơn. Phi hành gia Gagarin cao 1,57 m, đáp ứng yêu cầu của không quân Xô Viết khi ấy. Ảnh: Huntsville Times.Theo bà Anastasia Ilina, nhà sáng lập cộng đồng phổ biến vũ trụ Nga Space Flight, trong suốt chuyến bay của Yuri Gagarin, họ gặp khó khăn lúc đóng cửa nắp phi thuyền. Sau khi được phóng lên, con tàu di chuyển trong quỹ đạo nhanh hơn so với kế hoạch. Bà cho biết khi quay trở lại, hệ thống đẩy phanh đã tạo ra xung lực phanh không an toàn, khiến cho con tàu bị xoắn và khó hạ cánh. Gagarin đã thành công trong việc thoát ra và nhảy dù xuống một vùng nông thôn ở Kazakhstan. Ảnh: LTN.Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Liên Xô là quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm 1957. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagari bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Ảnh: Sputnik.
“Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia. Trái Đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”, đây là câu nói đầu tiên của Gagarin chuyển về Trái Đất từ vũ trụ. Đó cũng chính là thông điệp hòa bình mà Liên Xô thời đó đã chuyển tới con người trên khắp hành tinh. Ảnh: Chandrakantha.
Con tàu Vostok-1 được phóng lên không trung tại trạm phóng Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan, lúc 6h07, mang theo Gagarin. Ông bay quanh hành tinh của chúng ta trong vòng 108 phút. Ảnh: Sputnik.
Theo không quân Xô Viết lúc bấy giờ, xương sống của con người có cơ hội giãn dài ra trong điều kiện ít sức ép từ trọng lực hơn. Phi hành gia Gagarin cao 1,57 m, đáp ứng yêu cầu của không quân Xô Viết khi ấy. Ảnh: Huntsville Times.
Theo bà Anastasia Ilina, nhà sáng lập cộng đồng phổ biến vũ trụ Nga Space Flight, trong suốt chuyến bay của Yuri Gagarin, họ gặp khó khăn lúc đóng cửa nắp phi thuyền. Sau khi được phóng lên, con tàu di chuyển trong quỹ đạo nhanh hơn so với kế hoạch. Bà cho biết khi quay trở lại, hệ thống đẩy phanh đã tạo ra xung lực phanh không an toàn, khiến cho con tàu bị xoắn và khó hạ cánh. Gagarin đã thành công trong việc thoát ra và nhảy dù xuống một vùng nông thôn ở Kazakhstan. Ảnh: LTN.
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Liên Xô là quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm 1957. Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagari bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Ảnh: Sputnik.