Choáng với kỷ lục thời gian bay lâu nhất thế giới của loài cá

Google News

Là loài cá hiếm hoi có khả năng bay là là trên mặt nước, cá chuồn đã lập kỷ lục thế giới với thời gian bay lâu nhất.

Một đoàn làm phim từ đài NHK Nhật Bản đã quay được video ghi lại khoảnh khắc cá chuồn bay là là trên mặt nước ở khu vực giữa đảo Kuchinoerabujima và đảo Yakushima ở Kagoshima, tây nam Nhật Bản.

Choáng với kỷ lục thời gian bay lâu nhất thế giới của loài cá

Con cá chuồn trong video lập kỷ lục thế giới với thành tích loài cá bay lâu nhất. Nhà quay phim ghi lại video khi đứng trên phà, đoàn phim đang trên đường quay các cảnh cho một bộ phim tài liệu về thiên nhiên.

Dựa vào tốc độ của phà, người ta ước tính rằng con cá đang di chuyển với vận tốc khoảng 30 km/h. Thời gian cá chuồn bay trên mặt nước dài nhất từng được ghi nhận là 45 giây.

Hơn 50 loài cá chuồn, thuộc họ cá biển được gọi là Exocoetidae, sinh sống ở các vùng nước biển ấm hơn trên toàn thế giới.

Những con các bất thường này có chiều dài từ 15 đến 50 cm, có thể bắt đầu bay khi đạt chiều dài khoảng 5 cm.

 

Chúng có thể trồi lên khỏi mặt nước để tránh những kẻ săn mồi tóc tốc độ bơi cao bên dưới, đồng thời vươn những chiếc vây ngực dài để lướt bay trong không khí.

Mắt của cá chuồn, đặc biệt là giác mạc bảo vệ mắt của chúng đã phát triển giúp cá có thể nhìn dưới nước cũng như trên không. Chúng bay rất nhanh nhưng cá chuồn bay thường trong không khí chỉ vài giây trước khi hạ cánh trở lại mặt nước. Tuy nhiên, trong video do nhà quay phim Nhật Bản ghi lại cho thấy đó là một chuyến di chuyển phức tạp dài 45 giây.

Được biết, khoảng cách thông thường mà cá chuồn bay được là 50 mét, trong khi đó, khoảng cách lớn nhất là 400 mét trước khi lặn xuống nước. Cá chuồn cũng có khả năng nhảy cao tới 8 mét trên mặt nước.

Các chuyên gia tiết lộ rằng cá chuồn khó bay ở nhiệt độ thấp hơn 20 độ C, nhiệt độ lạnh hơn có xu hướng cản trở chức năng cơ cần thiết để cá chuồn đạt được tốc độ cần thiết để phóng lên khỏi mặt nước.

Kỷ lục chuyến bay dài nhất của cá chuồn là 42 giây, do nhà nghiên cứu người Mỹ Junji Yonezawa ghi lại tại Mỹ vào năm 1920. Theo đánh giá của nhà sinh vật học Frank Fish, cá chuồn có thể thực hiện 12 lần bay liên tiếp. Khi cá lặn trở lại mặt nước khi kết thúc lần bay, nó sẽ ngay lập tức bắt đầu bơi cực nhanh, tăng tốc độ để tạo ra đủ lực đẩy vượt lên khỏi mặt nước một lần nữa.

Theo Hoàng Dung/Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)