“Choáng” trước cụm thiên hà khổng lồ cách xa 10 tỷ năm ánh sáng

Google News

(Kiến Thức) - Một nhà thiên văn học của Đại học Sussex đã phát hiện ra cụm thiên hà xa xôi nhất được quan sát cho đến nay cách Trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, nó cũng có khả năng hình thành từ thời kỳ đầu tiên của vũ trụ.

Cụ thể, Tiến sĩ Romer- người dẫn đầu công trình này cùng nhà vật lý thiên văn Sussex, giáo sư Andrew Liddle và các đồng nghiệp tại các tổ chức thiên văn khác của Anh và Mỹ đã sử dụng Kính thiên văn WM Kech để tìm kiếm các cụm sao ở xa xôi trong vũ trụ.

Bất ngờ, trong quá trình thăm dò, thiết bị đã tìm thấy một cụm thiên hà xa xôi nhất được quan sát cho đến nay, cách Trái đất tận 10 tỷ năm ánh sáng.

“Choang” truoc cum thien ha khong lo cach xa 10 ty nam anh sang
 Nguồn ảnh: Inverse

"Điều ngạc nhiên ở đây là các thiên hà trong cụm thiên hà này được xây dựng từ những ngôi sao cũ; bởi người ta luôn mong đợi rằng một cụm thiên hà xa xôi như vậy sẽ chứa đầy những ngôi sao mới, trẻ hơn nhưng điều này thì ngược lại", tiến sĩ Romer nói . "Các cụm thiên hà đặc biệt như thế này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà hình thành trong vũ trụ sơ khai".

Cụm thiên hà này có tên là XMMXCS 2215-1734, nó có khối lượng lớn đáng kinh ngạc, nặng gấp khoảng 500 nghìn tỷ lần khối lượng mặt trời của chúng ta. Hầu hết khối lượng là "vật chất tối", một dạng vật chất bí ẩn thống trị khối lượng của tất cả các thiên hà và cụm thiên hà trong vũ trụ, nhưng không thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng.

Được biết,  nhóm sẽ nghiên cứu XMMXCS 2215-1734 một cách chi tiết hơn nữa với tất cả các công cụ có sẵn. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


Huỳnh Dũng (theo Universe Today)

>> xem thêm

Bình luận(0)