Vào ngày 18/6, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận một con trăn gấm do người dân ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 tự nguyện bàn giao.Vào 3 năm trước, một người bạn tặng cho chồng bà Lê Thị Tuyết, 45 tuổi con trăn gấm trên. Kể từ đó đến nay, gia đình nuôi nhốt con trăn. Hiện nó nặng khoảng 11 kg và dài khoảng 3m.Do không muốn bán vì sợ người khác sẽ làm thịt nên gia đình bà Lê Thị Tuyết liên hệ với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để giao nộp. Theo đó, Cán bộ thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã đến tận nơi để tiếp nhận và đưa con trăn gấm về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi kiểm tra sức khỏe, chăm sóc trước khi thả về tự nhiên.Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus. Khi trưởng thành, cá thể trăn gấm có thể đạt chiều dài cơ thể khoảng 6-7m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu.Trên thân và đuôi của trăn gấm có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Những hoa văn rất khó quan sát khi chúng cuộn tròn cơ thể hòa lẫn với màu của cỏ cây hoa lá trong rừng thưa.Về săn mồi, trăn gấm có thể leo cây và cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước rồi kiên nhẫn chờ con mồi ngang qua để tấn công, ăn thịt.Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực và các loài linh trưởng.Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Không những vậy, trăn gấm là loài có khả năng bơi lội rất giỏi. Chúng chủ yếu hoạt động về đêm.Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở một số nơi như: Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định...Trăn gấm nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.Mời độc giả xem video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim. Nguồn: THDT.
Vào ngày 18/6, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận một con trăn gấm do người dân ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 tự nguyện bàn giao.
Vào 3 năm trước, một người bạn tặng cho chồng bà Lê Thị Tuyết, 45 tuổi con trăn gấm trên. Kể từ đó đến nay, gia đình nuôi nhốt con trăn. Hiện nó nặng khoảng 11 kg và dài khoảng 3m.
Do không muốn bán vì sợ người khác sẽ làm thịt nên gia đình bà Lê Thị Tuyết liên hệ với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để giao nộp. Theo đó, Cán bộ thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã đến tận nơi để tiếp nhận và đưa con trăn gấm về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi kiểm tra sức khỏe, chăm sóc trước khi thả về tự nhiên.
Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus. Khi trưởng thành, cá thể trăn gấm có thể đạt chiều dài cơ thể khoảng 6-7m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu.
Trên thân và đuôi của trăn gấm có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Những hoa văn rất khó quan sát khi chúng cuộn tròn cơ thể hòa lẫn với màu của cỏ cây hoa lá trong rừng thưa.
Về săn mồi, trăn gấm có thể leo cây và cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước rồi kiên nhẫn chờ con mồi ngang qua để tấn công, ăn thịt.
Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực và các loài linh trưởng.
Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Không những vậy, trăn gấm là loài có khả năng bơi lội rất giỏi. Chúng chủ yếu hoạt động về đêm.
Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở một số nơi như: Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định...
Trăn gấm nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.
Mời độc giả xem video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim. Nguồn: THDT.