Châu chấu “đổ bộ” ở Lạng Sơn, khoa học lý giải thế nào?

Google News

Hiện tượng từng đàn châu chấu dày đặc xuất hiện tại nhiều tỉnh phía Bắc đang khiến người dân lo lắng.

Châu chấu tre lưng vàng đổ bộ tạo ra cảnh tượng chưa từng có
Vừa qua, mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh, video về đàn châu chấu lạ trên địa bàn xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đàn châu chấu hàng vạn con bu vào các loại cây, phá hoại mùa màng và tấn công các trường mầm non, tiểu học khiến người dân lo lắng, hoang mang. Theo người dân, đây là hiện tượng lạ, lần đầu tiên xuất hiện tại địa phương.
Chau chau “do bo” o Lang Son, khoa hoc ly giai the nao?
Chau chau “do bo” o Lang Son, khoa hoc ly giai the nao?-Hinh-2
Chau chau “do bo” o Lang Son, khoa hoc ly giai the nao?-Hinh-3
Đàn châu chấu xuất hiện dày đặc ở Lạng Sơn khiến người dân hoang mang.
Theo báo các nhanh từ các địa phương tại tỉnh Lạng Sơn, ngày 1/6 đây là giống châu chấu tre lưng vàng, được ghi nhân bùng phát lần đầu ở Lào, đến nay đã xuất hiện ở nhiều vùng Đông nam Á. Thông thường, châu chấu tre lưng vàng chỉ cắn phá, gây thiệt hại trên cây tre, luồng, vầu, ngô và ghi nhận xuất hiện với mật độ ít trên cây lúa.
Trên địa bàn xã Thiện Hòa (Bình Gia, Lạng Sơn), châu chấu lưng vàng đã phá hoại những cánh rừng tre vầu và lan sang hơn 11ha diện tích hoa màu của người dân. Dự báo, trong sắp tới nắng nóng xen kẽ mưa rào sẽ là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của châu chấu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Hiện tượng tương tự từng xảy ra năm 2020
Tháng 1/2020, nhiều nước ở châu Phi và châu Á từng chứng kiến những đợt bùng nổ châu chấu khủng khiếp với số lượng lên tới hàng nghìn tỷ con. Mỗi con châu chấu có kích cỡ khoảng 1-2 ngón tay, nhưng khi chúng cùng di chuyển với số lượng khổng lồ, chúng có thể che lấp cả bầu trời, càn quét các cánh đồng, ruộng lúa, đe dọa cuộc sống của con người.
Chau chau “do bo” o Lang Son, khoa hoc ly giai the nao?-Hinh-4
Hình ảnh "đại dịch châu chấu" ghi nhận tại Pakistan năm 2020.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature, các chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân khiến châu chấu đồng loạt di chuyển cùng nhau và bùng nổ đến vậy. Đó là do một loại Pheromone (hormone chi phối hành vi) có tên là 4-vinylanisole (4VA).
Trên Trái đất, châu chấu di cư (migratory locust) thuộc nhóm phổ biến nhất. Các loài hâu chấu di cư có thể phát triển theo 2 con đường lúc trưởng thành: hoạt động độc lập, hoặc bùng nổ thành đàn cực lớn. Ngoài ra, chúng có thể chuyển hướng từ độc lập sang đàn bất kỳ lúc nào trong vòng đời.
Và việc thay đổi này có khả năng liên quan đến một loại pheromone, và đó chính là 4VA.
Theo các nhà khoa học, 4VA có thể được sử dụng như chìa khóa để giải quyết các "đại dịch" châu chấu". Bằng cách sử dụng 4VA để thu hút châu chấu trong một khu vực, sau đó tiêu diệt chúng bằng thuốc trừ sâu.
Theo các nhà nghiên cứu, 4VA có mùi hơi ngọt có thể thu hút cả châu chấu đực và cái, không phân biệt độ tuổi. Cụ thể, khi có khoảng 4 - 5 con châu chấu tụ lại, chúng đã bắt đầu sản sinh ra 4VA và thu hút các con châu chấu khác. Khi đàn châu chấu đông lên lên, lượng 4VA trong đó cũng tăng rất mạnh. Đó là nguyên nhân vì sao các đàn châu chấu sẽ trở nên ngày một đông đảo hơn qua thời gian. Theo Vosshall, 4VA có mùi hơi ngọt so với khứu giác của con người.
Chau chau “do bo” o Lang Son, khoa hoc ly giai the nao?-Hinh-5
Thực tế, sử dụng thuốc trừ sâu là vũ khí duy nhất có hiệu quả để tiêu diệt châu chấu. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể đánh giá quy mô và số lượng châu chấu chính xác, và có khả năng gây thảm họa cho môi trường khi sử dụng quá nhiều hóa chất thuốc trừ sâu.
Nhưng nếu sử dụng 4VA, cách tiếp cận sẽ khả thi hơn khi chỉ cần sử dụng một loại pheromone nhân tạo để gom châu chấu lại vào một cái bẫy, sau đó có thể tiêu diệt chúng tập trung.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm những cái bẫy chứa 4VA trên quy mô nhỏ và đã thành công. Mỗi bẫy, họ gom được hàng chục con châu chấu.
Các nhà khoa học cũng đưa ra một giải pháp khác là tìm cách ngăn châu chấu cảm nhận được 4VA. Về cơ bản, châu chấu xác định pheromone thông qua râu. Khi các nhà khoa học thử tạo ra vài con châu chấu biến đổi gene với ít thụ thể cảm nhận hơn. Và quả thực, chúng ít bị thu hút bởi 4VA hơn hẳn so với đồng loại ngoài tự nhiên. Dựa trên kết quả này, các chuyên gia cho rằng một hóa chất "kháng VA" (anti-VA) có thể sẽ ngăn châu chấu tụ họp và gây ra thảm họa.
Ở Lạng Sơn, ứng phó với hiện tượng châu chấu tập trung từng đàn chưa từng có, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn có hướng dẫn đối với địa bàn đang xuất hiện châu chấu gây hại cần thực hiện phun trừ bao vây các ổ dịch bằng thuốc hóa học. Sau khi phun, các lực lượng tiếp tục phối hợp rà soát để xác định diện tích nhiễm, tuyên truyền người dân thường xuyên thăm đồi rừng, thăm đồng để phát hiện kịp thời, báo chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn có biện pháp xử lý và tuyên truyền người dân chủ động phun trừ khi phát hiện diện tích cây nông nghiệp bị nhiễm châu chấu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cử cán bộ kỹ thuật khẩn trương kiểm tra hiện trường, hướng dẫn nhân dân các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của đàn châu chấu đến hoa màu, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Theo Lưu Ly/Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)