Ban đầu, con trăn chiếm thế thượng phong khi quấn quanh cổ con rắn hổ mang và cố gắng siết chết đối thủ. Mặc dù con rắn hổ mang cố gắng trườn ra, nó bị con trăn khóa chặt tại chỗ. Tuy nhiên, con rắn hổ mang đã sử dụng nọc độc của mình, tiêm vào con trăn và giành chiến thắng sau một hồi giằng co.Người chứng kiến sự việc hai "quái thú" giao tranh, Chatchawan Mettathua, cho biết cuối cùng chỉ còn xác con trăn vẫn ở nguyên chỗ cũ, chắc chắn đã chết vì nọc độc của rắn hổ mang chúa.Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc lớn nhất thế giới, có thể đạt chiều dài từ 3 đến 4 mét, thậm chí có trường hợp dài đến 6 mét. Dù nọc độc của hổ mang chúa không phải là mạnh nhất trong số các loài rắn độc, nhưng lượng nọc độc mà chúng sử dụng trong một cú cắn đủ để giết chết 20 người trưởng thành hoặc thậm chí một con voi.Một số loài rắn, bao gồm cả trăn và rắn hổ mang, có hành vi ăn thịt đồng loại khi tranh giành thức ăn hoặc lãnh thổ. Hổ mang chúa thường nhút nhát và tìm cách lẩn trốn khi đối đầu với con người, chỉ tấn công khi bị đe dọa hoặc kích thích.Các chuyên gia cho biết, người dân địa phương thường báo cáo về việc gặp rắn hổ mang chúa hơn trong bối cảnh thời tiết nóng bức.Mỗi năm có khoảng 7.000 người tại Thái Lan bị cắn bởi rắn, trong đó có 30 trường hợp tử vong. Rắn hổ mang chúa được xác định là loài gây ra nhiều vụ cắn nhất.Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN từ năm 2010.Loài rắn này có khả năng giáng một vết cắn khiến nạn nhân tử vong nhanh chóng.Theo ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn của hổ mang chúa có khả năng giết chết một con voi trưởng thành và gây tử vong cho khoảng 20 người trưởng thành nếu không được chữa trị.Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.
Ban đầu, con trăn chiếm thế thượng phong khi quấn quanh cổ con rắn hổ mang và cố gắng siết chết đối thủ. Mặc dù con rắn hổ mang cố gắng trườn ra, nó bị con trăn khóa chặt tại chỗ. Tuy nhiên, con rắn hổ mang đã sử dụng nọc độc của mình, tiêm vào con trăn và giành chiến thắng sau một hồi giằng co.
Người chứng kiến sự việc hai "quái thú" giao tranh, Chatchawan Mettathua, cho biết cuối cùng chỉ còn xác con trăn vẫn ở nguyên chỗ cũ, chắc chắn đã chết vì nọc độc của rắn hổ mang chúa.
Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc lớn nhất thế giới, có thể đạt chiều dài từ 3 đến 4 mét, thậm chí có trường hợp dài đến 6 mét. Dù nọc độc của hổ mang chúa không phải là mạnh nhất trong số các loài rắn độc, nhưng lượng nọc độc mà chúng sử dụng trong một cú cắn đủ để giết chết 20 người trưởng thành hoặc thậm chí một con voi.
Một số loài rắn, bao gồm cả trăn và rắn hổ mang, có hành vi ăn thịt đồng loại khi tranh giành thức ăn hoặc lãnh thổ. Hổ mang chúa thường nhút nhát và tìm cách lẩn trốn khi đối đầu với con người, chỉ tấn công khi bị đe dọa hoặc kích thích.
Các chuyên gia cho biết, người dân địa phương thường báo cáo về việc gặp rắn hổ mang chúa hơn trong bối cảnh thời tiết nóng bức.
Mỗi năm có khoảng 7.000 người tại Thái Lan bị cắn bởi rắn, trong đó có 30 trường hợp tử vong. Rắn hổ mang chúa được xác định là loài gây ra nhiều vụ cắn nhất.
Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN từ năm 2010.
Loài rắn này có khả năng giáng một vết cắn khiến nạn nhân tử vong nhanh chóng.
Theo ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn của hổ mang chúa có khả năng giết chết một con voi trưởng thành và gây tử vong cho khoảng 20 người trưởng thành nếu không được chữa trị.
Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.