Môi trường ở khu vực núi lửa Dallol – một cánh đồng thủy nhiệt ở Ethopia vô cùng khắc nghiệt. Nhiều nhà khoa học cho rằng nơi này khá giống sao Hỏa buổi sơ khai, đặc biệt tại miệng núi lửa Gusev, nơi NASA từng để robot thám hiểm Spirit Mars Exploration Rover hạ cánh và làm nhiệm vụ từ năm 2004 -2010Tháng 9/2019, các nhà địa hóa học – sinh học vũ trụ Tây Ban Nha công bố đã tìm thấy một vi khuẩn "điên rồ" sống trong môi trường nước muối siêu bão hòa cực mặn và giàu tính axit, sôi sùng sục này (89 độ C).Một trong những sinh vật "bất tử" khác được tìm thấy trong quá trình tàu nghiên cứu Chikyu của Nhật Bản khoan sâu 2,5km dưới đáy biển và xác định một "sinh quyển bóng tối" rộng tới 2,3 tỉ mét khối.Chúng là những vi khuẩn lam, đã sống khỏe từ thời trái đất còn nguyên thủy đến hiện tại, trong điều kiện không có ánh sáng và dinh dưỡng chỉ hấp thụ năng lượng từ đất đá mà sống.Tháng 6/2018, con người không khỏi bất ngờ trước kết quả của nghiên cứu về những ngọn tháp băng mang hình dao găm đáng sợ ở nơi cao gần 4.000m, lạnh thấu xương, gió siêu mạnh và bức xạ UV kinh khủng trên dãy núi Andes.Trên những tháp băng tồn tại một cộng đồng vi sinh vật có sức sống cực dai dẳng bao gồm tảo Chlamydomonas, tảo Chloromonas và nhiều vi khuẩn. Chúng đã sống cực khỏe ở một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới và theo nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Boulder (Mỹ), chẳng khác nào… Sao Diêm Vương.Trong lòng đất Bắc cực những khoang trống mang nước biển cổ đại, trông như một hầm mộ bị phong ấn suốt 50.000, các nhà khoa học từ Đại học Washington (Mỹ) đã tìm ra một… đàn vi sinh vật bí ẩn. Theo họ, chúng sống được ở đây thì sống trên sao Hỏa chỉ là chuyện nhỏ.Gấu nước (tardigrade) là loài khiến tất cả sinh vật trên hành tinh ghen tị khi sống "khỏe re" ở những môi trường khắc nghiệt nhất, ngay cả ngoài Trái Đất. Bọ gấu nước được cho là thích nghi được nhiệt độ - 272 độ C đến 150 độ C, có thể sống đến khi hệ mặt trời tàn lụi, chịu được áp suất bằng 0 lẫn siêu khủng.Chúng thường "chết giả" khi thiếu nước, nhưng chỉ cần vài giọt nước, quái vật siêu nhỏ này sẽ hồi sinh. Một vài thí nghiệm thậm chí cho thấy sinh vật này sống ngay cả khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái Đất.Gần đây, sinh vật "bất tử" bọ gấu nước còn khiến cả thế giới hết hồn khi xuất hiện trong bức ảnh Mặt Trời được chụp bởi Solar Orbiter, tàu vũ trụ của NASA và ESA. Trong một clip ngắn, được ESA đăng tải, đốm đen tardigrade thậm chí trông như... đang bò trên bề mặt Mặt Trời.Trước đó, vài nghìn con bọ gấu nước đã có dịp di cư từ Trái Đất lên Mặt Trăng nhờ quá giang tàu vũ trụ của Israel. Chưa có ai kiểm chứng chúng còn sống hay không, nhưng do tardigrade đã từng được tìm thấy ở những nơi khó sống còn hơn nên các nhà khoa học tin rằng chúng đã biến Mặt Trăng thành thuộc địa.Ngắm cơ thể trong suốt của gấu nước "bất tử" Tardigad. Nguồn: Youtube
Môi trường ở khu vực núi lửa Dallol – một cánh đồng thủy nhiệt ở Ethopia vô cùng khắc nghiệt. Nhiều nhà khoa học cho rằng nơi này khá giống sao Hỏa buổi sơ khai, đặc biệt tại miệng núi lửa Gusev, nơi NASA từng để robot thám hiểm Spirit Mars Exploration Rover hạ cánh và làm nhiệm vụ từ năm 2004 -2010
Tháng 9/2019, các nhà địa hóa học – sinh học vũ trụ Tây Ban Nha công bố đã tìm thấy một vi khuẩn "điên rồ" sống trong môi trường nước muối siêu bão hòa cực mặn và giàu tính axit, sôi sùng sục này (89 độ C).
Một trong những sinh vật "bất tử" khác được tìm thấy trong quá trình tàu nghiên cứu Chikyu của Nhật Bản khoan sâu 2,5km dưới đáy biển và xác định một "sinh quyển bóng tối" rộng tới 2,3 tỉ mét khối.
Chúng là những vi khuẩn lam, đã sống khỏe từ thời trái đất còn nguyên thủy đến hiện tại, trong điều kiện không có ánh sáng và dinh dưỡng chỉ hấp thụ năng lượng từ đất đá mà sống.
Tháng 6/2018, con người không khỏi bất ngờ trước kết quả của nghiên cứu về những ngọn tháp băng mang hình dao găm đáng sợ ở nơi cao gần 4.000m, lạnh thấu xương, gió siêu mạnh và bức xạ UV kinh khủng trên dãy núi Andes.
Trên những tháp băng tồn tại một cộng đồng vi sinh vật có sức sống cực dai dẳng bao gồm tảo Chlamydomonas, tảo Chloromonas và nhiều vi khuẩn. Chúng đã sống cực khỏe ở một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới và theo nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Boulder (Mỹ), chẳng khác nào… Sao Diêm Vương.
Trong lòng đất Bắc cực những khoang trống mang nước biển cổ đại, trông như một hầm mộ bị phong ấn suốt 50.000, các nhà khoa học từ Đại học Washington (Mỹ) đã tìm ra một… đàn vi sinh vật bí ẩn. Theo họ, chúng sống được ở đây thì sống trên sao Hỏa chỉ là chuyện nhỏ.
Gấu nước (tardigrade) là loài khiến tất cả sinh vật trên hành tinh ghen tị khi sống "khỏe re" ở những môi trường khắc nghiệt nhất, ngay cả ngoài Trái Đất. Bọ gấu nước được cho là thích nghi được nhiệt độ - 272 độ C đến 150 độ C, có thể sống đến khi hệ mặt trời tàn lụi, chịu được áp suất bằng 0 lẫn siêu khủng.
Chúng thường "chết giả" khi thiếu nước, nhưng chỉ cần vài giọt nước, quái vật siêu nhỏ này sẽ hồi sinh. Một vài thí nghiệm thậm chí cho thấy sinh vật này sống ngay cả khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái Đất.
Gần đây, sinh vật "bất tử" bọ gấu nước còn khiến cả thế giới hết hồn khi xuất hiện trong bức ảnh Mặt Trời được chụp bởi Solar Orbiter, tàu vũ trụ của NASA và ESA. Trong một clip ngắn, được ESA đăng tải, đốm đen tardigrade thậm chí trông như... đang bò trên bề mặt Mặt Trời.
Trước đó, vài nghìn con bọ gấu nước đã có dịp di cư từ Trái Đất lên Mặt Trăng nhờ quá giang tàu vũ trụ của Israel. Chưa có ai kiểm chứng chúng còn sống hay không, nhưng do tardigrade đã từng được tìm thấy ở những nơi khó sống còn hơn nên các nhà khoa học tin rằng chúng đã biến Mặt Trăng thành thuộc địa.
Ngắm cơ thể trong suốt của gấu nước "bất tử" Tardigad. Nguồn: Youtube