Cách đây 78 năm, vào ngày 6/8/1945, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử có tên “Little Boy trên bầu trời thành phố Hiroshima, Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người và phá hủy hơn hơn 60.000 tòa nhà. Tuy nhiên, một số loài cây như dương liễu, long não, cây hồng, bạch đàn… vẫn trụ vững, trở thành nhân chứng thầm lặng cho sức mạnh của vũ khí hạt nhân.
Theo IFL Science, tại công viên ở quận Naka-ku, một cây dương liễu (Salix babylonica) vẫn sống sót, thậm chí mọc nhiều chồi non từ gốc cây dù từng trải qua vụ ném bom ở Thế chiến II.
Nói về việc cây xanh sống sót sau sau sự kiện ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, tiến sĩ Nassrine Azimi - cố vấn cao cấp ở Viện tập huấn và nghiên cứu Liên Hợp Quốc kiêm nhà đồng sáng lập tổ chức Green Legacy Hiroshima cùng với Tomoko Watanabe cho hay:“Tôi nhận ra cây cối cực kỳ quan trọng bởi chúng có thể được sử dụng để nêu bật nhiều vấn đề, bao gồm lịch sử và môi trường tự nhiên, phản đối chiến tranh và hy vọng hủy bỏ vũ khí hạt nhân”.
Được biết, tất cả những cây sống sót sau thảm họa ném bom đều được gọi là hibakujumoku. Riêng vụ ở thành phố Hiroshima có đến 62 cây hibakujumoku. Trong đó có dương liễu, long não khổng lồ, cây hồng, bạch đàn và cây anh đào Yoshino.
Tại Nagasaki, thành phố khác của Nhật Bản (từng bị ném bom nguyên tử vào tháng 8/1945) cũng 50 cây hibakujumoku trong bán kính 4 km từ tâm vụ ném bom. Nhiều cây sống sót có vết sẹo do lực công phá của quả bom, hỏa hoạn hoặc bụi phóng xạ bao trùm thành phố. Tuy nhiên, chúng vẫn trụ vững qua năm tháng. Có thể thấy, cây cối có khả năng chịu phóng xạ tương đối bền bỉ.
Đối với bạch dương, loài cây này có thể chịu lượng phóng xạ 50 Gy mà hầu như không tổn hại, trong khi con người có thể chết nếu tiếp xúc với lượng phóng xạ chỉ một con số.
Hiện tại, tổ chức Green Legacy Hiroshima vẫn đang tiến hành chuyển hạt giống và cây non của hibakujumoku tới những nơi khác trên thế giới, bao gồm Mỹ và Anh. Họ ước tính hậu duệ của những cây sống sót sau vụ ném bom hạt nhân đang phát triển ở ít nhất 40 nước trên khắp thế giới.