Dù bạn đang truy cập trực tuyến ở đâu, có thể bạn đang bị theo dõi mà không hề hay biết. Các ứng dụng và trang web liên tục theo dõi hoạt động và thu thập dữ liệu của bạn. Nếu bạn là người coi trong vấn đề quyền riêng tư, đây là 8 mẹo giúp ngăn chặn việc bị điện thoại thông minh theo dõi.
1. Tắt vị trí, Wi-Fi và dữ liệu di động
Cách dễ nhất để ngăn điện thoại theo dõi là bạn chỉ cần tắt theo dõi vị trí, Wi-Fi và dữ liệu di động. Việc hạn chế các dịch vụ này về cơ bản sẽ khiến điện thoại của bạn không thể kết nối với thế giới bên ngoài. Nếu bạn muốn thực hiện triệt để hơn và chặn cả mạng di động của mình, chỉ cần bật Chế độ trên máy bay.
2. Tạm dừng hoặc xóa hoạt động trên Google của bạn
Google biết rất nhiều dữ liệu về bạn. Dữ liệu này được chia thành ba danh mục: Hoạt động web và ứng dụng, Lịch sử vị trí và Lịch sử YouTube. Bạn có thể xem và quản lý dữ liệu này trong ứng dụng Google.
Cách tạm dừng hoạt động trên Google:
- Mở ứng dụng Google và nhấn vào ảnh hồ sơ của bạn.
- Nhấn vào Quản lý tài khoản Google của bạn và chuyển đến tab Dữ liệu và quyền riêng tư.
- Trong phần Lịch sử, nhấn Hoạt động web và ứng dụng > Tắt > Tạm dừng.
- Làm tương tự đối với Lịch sử vị trí và Lịch sử YouTube.
Cách xóa hoạt động trên Google:
- Trong cài đặt Lịch sử, nhấn Hoạt động web và ứng dụng > Quản lý tất cả Hoạt động web và ứng dụng.
- Nhấn vào Lọc theo ngày trong trường hợp bạn chỉ muốn xóa các mục cụ thể.
- Nhấn vào Xóa và chọn nếu bạn muốn xóa hoạt động theo giờ, ngày, mọi lúc hoặc đặt phạm vi tùy chỉnh.
- Bạn cũng có thể nhấn vào Thiết lập xóa tự động để xóa hoạt động của bạn định kỳ. Bạn có thể chọn để tự động xóa hoạt động cũ hơn 3, 18 hoặc 36 tháng.
- Làm tương tự cho Lịch sử vị trí và Lịch sử YouTube.
3. Tắt kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa
Một cách khác để hạn chế điện thoại theo dõi bạn là ngừng xem kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa. Làm như vậy có nghĩa là khi bạn tìm kiếm một thứ gì đó trên Google, bạn sẽ không còn thấy những kết quả phù hợp nhất với mình nữa mà thay vào đó là những kết quả tổng quát hơn về chủ đề được tìm kiếm.
Đây là cách để làm điều này:
- Mở ứng dụng Google và nhấn vào ảnh hồ sơ của bạn.
- Đi tới Cài đặt > Kết quả cá nhân.
- Nhấn tắt kết quả tìm kiếm cá nhân.
4. Tắt cá nhân hóa quảng cáo
Tương tự như điểm cuối cùng, bạn cũng có thể ngừng xem quảng cáo được cá nhân hóa nếu chúng đi quá giới hạn của bạn. Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là bạn sẽ không còn nhìn thấy quảng cáo nữa; bạn sẽ vẫn thấy quảng cáo, nhưng chúng sẽ hiển thị ngẫu nhiên chứ không dựa theo thói quen, sở thích của bạn.
Cách tắt tính năng cá nhân hóa quảng cáo:
- Mở ứng dụng Google và nhấn vào ảnh hồ sơ của bạn.
- Nhấn vào Quản lý tài khoản Google của bạn và chuyển đến tab Dữ liệu và quyền riêng tư.
- Trong Cài đặt quảng cáo, hãy nhấn vào Cá nhân hóa quảng cáo.
- Nhấn vào nút gạt để tắt quảng cáo được cá nhân hóa.
5. Xóa ID quảng cáo của bạn
Mỗi chiếc điện thoại Android đều có một ID quảng cáo duy nhất chứa thông tin về người dùng, sở thích, thói quen của họ,... Bạn có thể xóa ID quảng cáo được lưu trữ trên thiết bị của mình để ngăn các ứng dụng sử dụng ID đó để hiển thị cho bạn nội dung và quảng cáo được cá nhân hóa.
Đây là cách để làm điều này:
- Vào Cài đặt > Google > Quảng cáo.
- Nhấn vào Xóa ID quảng cáo và nhấn lại vào Xóa ID quảng cáo để xác nhận.
6. Xóa quyền khỏi các ứng dụng không sử dụng
Có nhiều quyền như vị trí, máy ảnh, micrô, lịch, tệp và nhật ký cuộc gọi mà bạn cấp cho ứng dụng theo quán tính khi cài đặt ứng dụng đó. Thông qua các quyền này, các ứng dụng có thể truy cập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu của bạn cho các mục đích quảng cáo. Tuy nhiên, bạn có thể xóa các quyền này bất kỳ lúc nào bạn muốn.
Cách thực hiện:
- Vào Cài đặt > Quyền riêng tư > Trình quản lý quyền.
- Nhấn vào một quyền để xem ứng dụng nào đang sử dụng quyền đó.
- Nhấn vào một ứng dụng trong "Được phép" và chọn "Không cho phép".
- Nếu được nhắc kèm theo cảnh báo, hãy nhấn vào "Vẫn không cho phép".
- Ngoài ra, bạn có thể chọn "Hỏi mọi lúc" hoặc "Chỉ cho phép khi sử dụng ứng dụng".
- Để xem tất cả các quyền mà một ứng dụng có, hãy chuyển đến trang chi tiết của ứng dụng đó và chọn Quyền.
7. Gỡ cài đặt các ứng dụng bạn không cần
Một nguyên tắc chung đơn giản là bạn càng có nhiều ứng dụng thì càng có nhiều khả năng theo dõi. Vì vậy, để giảm thiểu khả năng bị theo dõi, bạn nên gỡ cài đặt các ứng dụng không cần thiết trên điện thoại của mình. Điều này bao gồm các ứng dụng nền được cài đặt sẵn, ứng dụng truyền thông xã hội, ứng dụng hẹn hò, ứng dụng thể dục,…
Lưu ý là bạn không thể gỡ cài đặt một số ứng dụng được cài đặt sẵn. Trong trường hợp đó, tùy chọn duy nhất của bạn là vô hiệu hóa chúng để ngăn chúng chạy trong nền, trừ khi bạn muốn mạo hiểm root điện thoại.
8. Chuyển sang các giải pháp thay thế thân thiện với quyền riêng tư
Vì quyền riêng tư ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng, một số nhà phát triển đã cung cấp các ứng dụng và trang web thân thiện với quyền riêng tư mà bạn có thể sử dụng để thay thế cho các ứng dụng hiện tại của người dùng. Ví dụ: bạn có thể sử dụng Brave thay vì Google Chrome, thay thế Cửa hàng Google Play bằng các lựa chọn thay thế của nó hay loại bỏ WhatsApp cho Signal.
Nói chung, dù chúng ta có cố gắng thế nào thì cũng không thể ngăn chặn được hoàn toàn khả năng bị điện thoại theo dõi. Đã có rất nhiều vụ kiện chống lại Google cho rằng công ty theo dõi người dùng của mình mặc dù họ đã tắt lịch sử vị trí và các cài đặt tương tự khác.
Đây là tác dụng phụ của việc chúng ta ngày càng phụ thuộc vào các hệ sinh thái công nghệ. Bạn càng kết nối với công nghệ, thì việc theo dõi bạn càng dễ dàng hơn. Ít nhất, những mẹo trên có thể giảm hoặc hạn chế khả năng bạn bị theo dõi.